​Canh bí đao…

Canh bi dao

Một nhà nọ mời gia sư về dạy con học, ăn uống hàng ngày cho gia sư thật là đơn giản, mỗi bữa chỉ có một bát canh bí đao. Gia sư hỏi chủ nhà:
- Ông thích canh bí đao lắm à ?
- Vâng, đúng vậy, Bí đao ăn rất ngon, lại có tác dụng làm sáng mắt. Ăn bí đao rất có lợi cho mắt.
Một hôm chủ nhà vào phòng học, thấy gia sư đứng dựa cửa sổ nhìn ra xa xăm, cố ý làm như không biết chủ nhà vào. Chủ nhà bước đến phía sau gia sư mà chào, gia sư mới quay lại nói:
- Tôi đang xem trong thành phố diễn kịch, không biết ông vào, mong ông thông cảm.
Chủ nhân ngạc nhiên:
- Trong thành phố diễn kịch mà ông ở đây nhìn thấy được à, nhìn như thế nào vậy?
Gia sư nói:
- Từ ngày ăn canh bí đao của nhà ông đến nay, mắt tôi càng ngày sáng ra.

Hội


Hoi


- Quỷnh: Cậu Quỳnh! Sao cứ thấy con lũ bạn lại hét rống lên : “Hội! Hội!”
- Quỳnh: Mày thử đánh vần xem!
- Quỷnh: Hờ…ôi…hôi…nặng…
- Quỳnh: Đúng rồi đấy, tụi nó bảo mày hôi nặng. ha…ha
- Quỷnh: Hừ…!?!

​Làm ma mẹ..

Bọn chức sắc, hương lý trong làng lúc nào cũng nghĩ đến rượu thịt. Thấy bà mẹ Xiển vừa mới mất, chúng bắt phải làm ma, mời “làng” đến ăn uống.

Nhà Xiển nghèo lắm, đến khoai sắn còn không có ăn thì lấy gì làm ma, nhưng không làm chúng sẽ đuổi đi khỏi làng. Nghĩ được một mẹo, Xiển bèn đi nói khéo với những tên chóp bu:

- Chả nói các cụ cũng thừa biết, nhà túng quá, xin các cụ rộng lượng để được chôn cất ngày hôm nay cho mồ yên mả đẹp; còn việc ma chay, xin các cụ cho khất đến tuần mồng một sắp tới, vì còn phải vay mượn bà con xa gần, không gì cũng phải kiếm con lợn dăm chục cân, mươi đấu gạo xôi…

Thấy nhà Xiển nghèo túng thật, các “cụ” đành cho khất vậy.
Tuần mồng một tới, Xiển mua chịu được một con lợn thật to, thật béo, nhà chủ giao hẹn ba hôm sau phải trả đủ tiền. Xiển làm thịt ngay, rồi cất thịt vào trong buồng. Xiển nhờ người mời “làng” đúng chiều hôm ấy tới uống rượu. Khi “làng” đã tề tựu đông đủ, Xiển mới đem ít mỡ bỏ vào xanh với mười củ hành, rán lên. Mùi mỡ bay ra thơm phức khiến “làng” đang ngồi la liệt trong cái rạp dựng ở ngoài sân, cứ nuốt nước miếng ừng ực. Xiển bưng xanh mỡ cất đi, rồi lừa lúc không ai để ý, châm một mồi lửa lên mái bếp.


“Làng” đang chờ cỗ bưng ra, sốt cả ruột, bỗng nghe tiếng hô hoán nhìn ra thì thấy cái bếp đang bốc cháy. “Làng” hoảng quá, xôn xao ùn ra khỏi rạp. hầu hết những người đi đám đều quần trắng áo dài chỉnh tề, không dám xông vào chữa cháy. Bà con xóm giềng kẻ xách thùng, người vác câu liêm, chạy đến, thì cái bếp đã thành một đống lửa. Xiển mặt mũi, quần áo như ma lem, kêu khóc thảm thiết:

- Ối trời đất ôi là trời đất! Ối cha mẹ ơi là cha mẹ ôi! Ối làng nước ôi là làng nước ôi! Cháy mất hết cả bếp nước, cả cỗ bàn rồi, còn lấy gì mà làm ma làm chay nữa… i hi hi!

“Làng” tưởng cỗ bàn cháy thật, còn xơ múi gì nữa, không ai bảo ai, kẻ trước người sau, ra về cả.

Gà gáy đêm ấy, Xiển gánh thịt lợn đi chợ xa bán. Chiều hôm sau, Xiển mang tiền về trang trải xong nợ, còn thừa một ít, mua ngay mấy cây tre làm lại cái bếp.

Điều ước thứ 3 của thỏ

Dieu uoc thu 3 cua tho

Một con gấu đực và một con thỏ tình cờ cùng được gặp vua Cóc Vàng.

- Các ngươi thật may mắn. Ta là vua Cóc Vàng ở khu rừng này, ta cho mỗi ngươi ba điều ước. Nào nói đi!

- Gấu giành nói trước và ước tất cả gấu trong khu rừng biến thành gấu cái. Thỏ khiêm tốn xin một cái mũ bảo hiểm. Trong điều ước thứ hai, gấu đực lại muốn khu rừng bên cạnh cũng toàn gấu cái, thỏ xin một chiếc môtô. Trước khi nói điều ước thứ ba, gấu chê thỏ toàn ước mơ tủn mủn, rồi gã cao giọng: Hãy biến tất cả gấu trên trái đất thành gấu cái hết!

- Thỏ lắc đầu buồn bã, ngồi lên xe nổ máy. Trước khi vọt đi, nó nói: Gấu ạ, mày thật là ích kỷ và háu gái. Tao cầu cho mày thành gấu pêđê!

Thạch học sĩ

Thach hoc si

Tiến sĩ Thạch Mạn Khanh là người điềm tĩnh, hay pha trò. Một lần, ông ta cưỡi ngựa đi chơi. Người hầu dắt ngựa, không cẩn thận, nên làm cho Thạch Mạn Khanh bị ngã từ trên lưng ngựa xuống đất.

Quan viên tùy tùng vội chạy lại đỡ Thạch Mạn Khanh dậy phủi bụi đất, rồi đỡ ông ta lên ngựa. Thạch Mạn Khanh cười mà nói với mọi người.

- May mà tôi là Thạch Học sĩ (thạch là đá) chứ nếu là Ngõa học sĩ (ngõa là ngói) thì đã tan xác rồi nhỉ.

Diêm Vương thèm ăn thịt

Diem vuong them an thit

Trên dương thế, có một con lợn bị đem ra giết thịt. Hồn nó về kêu với Diêm Vương. Diêm Vương hỏi:
- Nỗi oan nhà ngươi như thế nào? Hãy nói rõ đầu đuôi nghe!
- Dạ! Họ bắt tôi làm thịt!
- Được rồi, hãy khai rõ rang. Họ làm thịt như thế nào?
- Dạ, trước hết họ trói tôi lại, đè ra chọc tiết. Xong họ đỗ nước sôi lên mình tôi, cạo lông.
- Rồi sao nữa!
- Cạo sạch rồi họ mổ ra, thịt tôi xé thành từng mảng, chặt nhỏ bỏ vào rổ. Thế rồi…họ bắc chảo đổ mỡ vào, phi hành cho thơm, them mắm thêm muối, xào lên,…
- Thôi ! Thôi… đừng nói nữa mà tao thèm!

Cồn Trạng Lột

Con trang lot
Phía trước nhà Quỳnh là một cánh đồng sâu rộng vài chục mẫu. Thuở còn sống ở quê, hàng ngày muốn đi tắt sang làng bên hoặc vào lối xóm, Quỳnh phải vượt qua một chặng lầy tới mươi sải nước. Mùa mưa, mẹ con người kéo te bên hàng xóm có chiếc thúng nhỏ, thường chở giúp “ông Cống” qua chỗ lội, không lấy tiền.
- Thấm thoát mười năm trôi qua. Khi đã ra làm quan ở kinh đô và tiếng Trạng đã vang danh khắp nơi, một lần về thăm quê Quỳnh gặp lại bà hàng xóm kéo te. Bà phàn nàn:
- Ông Trạng ơi, tôi hiếm hoi chỉ có một đứa con trai. Cái thằng năm xưa vẫn chở thúng cho Ông qua chỗ lội ấy, nay sắp phải lo vợ cho nó mà một đồng một chữ không có. Tôi chẳng biết vay mượn ở đâu, ông có cách gì giúp mẹ con tôi với.
- Tiếng tăm Trạng lừng lẫy thật, nhưng làm quan thanh liêm như ông, thời buổi ấy nuôi miệng cũng đã khó.Thương người mẹ nghèo hiếm hoi, nhưng biết tìm cách gì để bà ta có tiền cưới vợ cho con bây giờ? Bỗng Quỳnh hỏi bà hàng xóm: Này mẹ con nhà bác lâu nay vẫn còn chở thúng đấy chứ?
- Thưa ông Trạng, không chở thì lấy gì mà ăn? Có điều khách ít lắm, ngày chỉ được mộ, hai chuyến góp vào tiền kéo te bán tép, may ra mới đủ đong gạo.
- Quỳnh ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: Thôi được, bác cứ về bỏ trầu xin cưới cho cháu đi. Tôi bấm độn đoán biết thế nào quãng đầu tháng sau mẹ con bác cũng kiếm được khoản tiền kha khá!
- Bà hàng xóm buồn bã nghĩ ông Trạng nói cho vui câu chuyện.
- Giữa cánh đồng nước sâu nổi lên một cồn đất cao. Mấy hôm nay người ta thấy trên đồn đất hiện lên một cái chòi lợp lá gồi hình tứ giác, nóc phất phới ngọn cờ xanh đuôi nheo. Chẳng rõ nguyên cớ từ đâu, người ta kháo nhau: Trạng Quỳnh ở kinh về thăm quê dựng lều thơ trên gò giữa đồng nước để xướng, họa liền trong ba ngày. Người nọ truyền người kia, những kẻ khá giả trong làng, trong xã rủ nhau đi xem.
- Những người đến đầu tiên thất vọng ngay. Họ ghé mắt vào trong chẳng thấy lầu thơ đâu cả, chỉ thấy một đống lù lù hình người trùm chăn kín mít. Phía vách bên trên dán tờ giấy điều có chữ: “Trạng đang lột… cha đứa nào nói với đứa nào!”

 - Tự nhiên tốn tiền đò, mất công toi, bao nhiêu người bực mình ngán ngẩm. Toán người này về, vừa đặt chân lên cũng ngại câu chửi, chẳng ai buồn nói với ai, đã thấy toán khác, rồi toán khác nữa, lũ lượt kéo tới, tò mò ra. Người đi hỏi: Ở ngoài ấy có gì hay không?
- Người về đáp: Trạng lột… cha đứa nào nói với đứa nào!
- Kỳ lạ thật! Trạng lột… Lại cấm không ai được nói với ai. Thế thì chắc phải có cái gì bí mật lạ lung lắm!
- Thế là một đồn mười, mười đồn trăm… Buổi đầu, đồn xướng họa thơ, chỉ thu hút đám người hâm mộ chữ nghĩa. Nhưng buổi sau thêm tiếng đồn Trạng lột… thôi thì bất kể trẻ, già, trai, gái ai cũng muốn tận mắt được xem. Mẹ con người hàng xóm đông khách quá. Mẹ một thúng, con một thúng thu tiền đò đếm mỏi tay không xuể…
- Mấy hôm sau, Quỳnh đến bảo với người mẹ. Bây giờ chắc bác thừa tiền cưới dâu rồi. hãy bảo con trai bác đi dỡ cái “lều thơ” mang lá gồi và tre nứa về, nối them bếp mà làm cổ.
-Bấy giờ hai mẹ con và dân làng mới rõ mẹo của ông Trạng cứu người nghèo. Để tỏ long kính trọng, người ta gọi luôn cái cồn kia là cồn Trạng lột. Hiện nay vẫn còn di tích ở giữa cánh đồng sâu xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa.

Truyện cười Tệ

Truyen cuoi te
Có một thầy đồ hay trách vặt. Mộ hôm đang buổi học, có người đến xin phép thầy cho một học trò được nghỉ dở buổi học vì ở nhà có giỗ. Thầy liền cho em học trò ấy về ngay. Suốt ngày hôm ấy ai mời thầy đi đâu thầy cũng không đi. Thầy cầm chắc rằng, hôm nay sẽ được một bữa chén no nê, sao gia đình em học trò ấy lại không mời mình được!

Quái! Chờ đã hết ngày cũng không thấy ai đến mời. Tối đến ngoài trời mưa tầm tã, trong nhà thầy vẫn chong đèn, ngồi ngóng tin mời. Trời càng khuya, gió thổi càng lạnh, đợi mãi không thấy, thầy đồ phải tắt đèn đi ngủ. Tuy vậy, thầy vẫn không dám ngủ. Song đôi mắt của thầy đâu có theo ý muốn của thấy. Nó cứ ríu dần, ríu dần, thầy đồ đã ngủ mơ. Chợt có tiếng động rèm, thầy đồ giật mình thột dậy. Trong bụng tưởng như có cờ phất, thầy liền hỏi:

- Sao đến khuya thế con? Khuya thế?…

Mãi không có tiếng đáp lại. Thầy đồ thắp đèn lên xem, thì chẳng thấy ai cả, chỉ thầy một con chó lông ướt mẹp đang đứng cạnh rèm, cái đuôi ngoắt ngoắt, đôi mắt lấm lét nhìn chủ.

Thầy đồ bực quá, bụng bảo dạ: “Sáng mai phải cho thằng này bài học mới được! Ðồ tệ!”.

Sáng hôm sau, lớp học vẫn tiến hành như thường lệ, học trò đến lớp đông đủ. Ðang buổi học nghĩa, em học trò nọ giở sách ra, chỉ vào chữ thứ nhất của hàng đầu, bài thầy mới viết, hỏi thầy:

- Thưa thầy chữ gì đây?

- Chữ “tệ”.

 Thầy cắt nghĩa luôn: “tệ là tệ”. Em học trò không hiểu ý thầy nên vẫn điềm nhiên học: “tệ là tệ”, “tệ là tệ”. Hỏi sang chữ thứ hai, thầy vẫn bảo đó là “tệ” và cũng cắt nghĩa “tệ là tệ”. Chữ thứ ba, thứ tư, thứ năm, thầy cũng bảo như vậy. Sang chữ thứ sáu, vừa nghe thầy nói đó cũng là chữ “tệ” xong, em học sinh ngơ ngác hỏi:

- Thưa thầy, tệ cả hàng phải không ạ?

Với giọng như ngậm roi trong miệng, thầy đáp:

- Phải, nhà mày tệ cả họ chứ không chỉ cả hàng đâu!!!

​Sao Đã Vội Chết


Một ông thầy lang xưa nay vẫn khoe chữa bệnh giỏi, ngày nọ có một ông lão đột ngột lại hỏi:
- Lão nghe thầy chữa bệnh thần lắm, thầy đã chữa khỏi được mấy đám rồi?

Ông lang quả quyết đáp:

- Bao nhiêu đám mà nghe lời tôi là chữa khỏi hết.

Ông lão cau mặt nói:

- Thầy quên rồi à? Thầy bảo thằng cháu nhà tôi uống thuốc của thầy một năm thì khỏi, sao nó mới uống được ba tháng đã chết?
​Sao da voi chet


Ông lang xua tay nói:

- Rõ ràng tại cậu nhà không chịu nghe lời tôi. Tôi bảo uống thuốc một năm, sao mới uống ba tháng đã vội chết? Cứ uống thuốc đủ năm, xem có khỏi không nào?

​Quyển Sách Quý

Trong số quan lại ở phủ Chúa có rất nhiều hoạn quan tham lam, nịnh hót. Chúa tin dùng chúng vì chúng giỏi gièm pha, tâng bốc. Có tên hoạn quan cấp trên ghét Quỳnh lắm, hễ có dịp là hắn rình mò Quỳnh rồi tâu xấu với chúa, xúi chúa làm tội Quỳnh. Quỳnh biết điều đó nhưng làm ngơ, xem hắn như cỏ rác.
Một hôm, Quỳnh quắp nách một quyển sách rất đẹp, đi lơn tơn qua các hành lang, mặt vẻ nghiêm trọng rồi lại giấu giấu, giếm giếm… Tên hoạn quan kia đang rình mò Quỳnh, thấy vậy sinh nghi, bèn chạy theo níu áo đòi mượn sách xem. Hai bên giằng co một hồi thì tên quan giật được. Hắn lật từng trang, chỉ thấy toàn giấy trắng, đến trang cuối cùng có chữ, nhưng hắn cố căng mắt ra đọc cũng chả hiểu gì cả. Túng quá, hắn bảo Quỳnh đọc xem là gì, Quỳnh lại ra vẻ quan trọng bảo:
- Ðọc ở đây thật không tiện, nếu ông muốn nghe, xin mời đến nhà cho kín đáo. Về nhà, Quỳnh liền đọc cho tên quan kia nghe những đIều ghi trong trang sách ấy, đó là “Chúa vị thần viết, vi cốt tứ dịch. Thị thần quị nhi tấu viết, thần phùng chỉ phát.” Xong, Quỳnh lại diễn Nôm cho tên quan kia nghe, nghĩa câu đó là: “Chúa hỏi thần rằng làm xương cho sáo. Thị thần quì mà tâu rằng tôi may ngón tóc.” Nghe xong, quan hoạn cứ ngớ người ra chẳng hiểu mô tê gì cả, lại gãi đầu gãi tai nhờ Quỳnh giải thích. Quỳnh làm bộ ngó trước ngó sau rồi nói khẽ:
- Ông nghe thì không sao, nhưng nếu Chúa mà biết thì cầm chắc cái chết!
Tên hoạn quan thề rối rít:
- Không sao, chỉ có mình tôi biết thôi mà. Nếu có điều hệ trọng, ai lại đi tâu với chúa…
Quỳnh mỉm cười, giải thích:
- Nghĩa của nó là như thế này: Chúa hỏi thần rằng làm sao cho sướng? Thị thần quì mà tâu rằng tôi móc ngón tay! (Thị thần tức là hoạn quan )
Tên kia nghe xong, mặt đỏ tía tai, phùng mang trợn má lên hét:
- Thế ra lâu nay nhà ngươi tàng trữ sách chế giễu Chúa, lại còn thoá mạ những bầy tôi trung thành của Chúa. Hay lắm, rồi ngươi sẽ biết tay ta!
Ðợi hắn đi khỏi, Quỳnh liền tháo bỏ cuốn sách, lấy trang giấy vừa rồi đem đốt, thay vào đó là một trang giấy mới rồi hí hoáy viết vào một câu khác.
Quả nhiên sáng hôm sau, Quỳnh được lệnh vào chầu Chúa. Vừa thấy Quỳnh, Chúa hỏi ngay:
- Nghe nói khanh có quyển sách lạ, ta muốn xem!
- Tâu, quyển sách ấy của thần thật không có gì là lạ cả vì nó ghi những điều nhảm nhí bậy bạ. Xin Chúa đừng xem!
Quyen sach quy

Nghe Quỳnh nói, Chúa lại càng chắc rằng điều mà tên hoạn quan ton hót với mình là đúng bèn phán:
- Nhà ngươi viết những gì trong sách mà không dám cho ta xem. Nếu không có gì phạm thượng thì cứ lấy đưa ta xem!
Quỳnh cứ một mực tâu là sách chẳng đáng xem, Chúa lại càng ngờ hơn, sau cùng thì sai lính áp giải Quỳnh về tận nhà lấy sách đem vào cho Chúa xem. Khi có sách ,vua giở mãi đến trang cuối mới thấy một câu: Ngã tư thế sự. Tư viết tả tô chấn tân thịnh nền giai khống xái châu.
Theo lệnh chúa, Quỳnh xướng đọc và diễn nghĩa từng đoạn như thế này : “Ngã tư thế sự,” là ta nghĩ về dự thế, “Tư viết,” là nghĩ rằng, “tả,tô, chấn,” là mình phải tả, tô điểm thêm, làm cho hưng chấn thêm, ” tân thịnh nền ” là đẹp vô cùng , “Xái châu,” là châu báu cũng không sánh kịp.
Nghe xong Chúa cười phào nhẹ nhõm: đúng là chẳng có gì đáng nghe cả, chỉ là một câu lằng nhằng về ý tứ, nhưng Chúa lại cho rằng Quỳnh có ý khen tặng ngài là bậc anh minh, bèn thưởng mười nén bạc cho Quỳnh!
Thấy không làm gì được Quỳnh, chiều hôm ấy, tên hoạn quan mò tới nhà Quỳnh, vỗ về :
- Trạng đừng trách tôi đã ton hót với Chúa nhé. Vì nếu không thế thì sao Chúa biết đến sách quý của trạng và được thưởng hậu thế!
Quỳnh chẳng nói chẳng rằng, mở tủ lấy quyển sách kia ra để trên bàn và nói:
- Ai lại trách ông làm gì. Có điều ông không biết rằng chính cái câu tôi viết trong sách không phải để đọc cho Chúa nghe mà để dành riêng cho ông đấy!
Trong khi tên hoạn quan còn ngơ ngác chưa hiểu ất giáp gì thì Quỳnh đã chỉ vào sách , đọc :
- “Ngã tư thế sự,” là tao nghĩ cái trò đời, “tư viết,” là nghĩ rằng, “tả tô chấn,” là tổ cha hắn, “tân thịnh nền,” là tên lịnh thần, “giai khống,là “không dái” “xái châu,” là xấu chơi ! Cả câu đọc lái sẽ la…, ông đã thông chưa nào ?
Tên hoạn quan nghe xong thì giận bầm gan tím ruột, cay đắng cõi lòng nhưng cứng họng không thốt ra được lời nào, lẳng lặng rút lui.

Bài viết đầu tiên

bài viết đầu tiên cung cấp các nhãn, abc, acb, acb, acb, acb, acb
bài viết đầu tiên cung cấp các nhãn, abc, acb, acb, acb, acb, acb
bài viết đầu tiên cung cấp các nhãn, abc, acb, acb, acb, acb, acb
bài viết đầu tiên cung cấp các nhãn, abc, acb, acb, acb, acb, acb
bài viết đầu tiên cung cấp các nhãn, abc, acb, acb, acb, acb, acb
bài viết đầu tiên cung cấp các nhãn, abc, acb, acb, acb, acb, acb

Lượt xem