Đêm không trăng

Ngôi mộ mới đắp

Cây trứng cá

Bóng ma bên cửa sổ

Cõi âm

Bãi đất hoang sau nhà (phần 1)

Bãi đất hoang sau nhà (phần 2)

Ngôi nhà ma ám

Borley – Đây được coi là ngôi nhà ma ám nặng nhất nước Anh. Trước đây trên vị trí xây dựng nó có một tu viện của những thầy tu theo dòng Benedictine. Sau đó nó trở thành vật sở hữu của dòng họ Waldergrave trong 3 thế kỷ. Cho đến khi một người cháu của dòng họ này quyết định xây dựng một ngôi nhà trên khu tu viện cũ thì hàng loạt chuyện kỳ lạ bắt đầu xảy ra.
Ngoi nha ma am


Người ta nói rằng trông thấy sự lảng vảng của một xe ngựa và bóng ma của một nữ tu sĩ. Rồi còn có cả hình ảnh một tu sĩ trong chiếc áo xám cứ lẩn quẩn trong nhà. Những điều đáng sợ đó đã làm mọi người nhớ tới câu chuỵện về đức cha Henry Dawson Ellis Bull – người đã từng ở đây trong quá khứ. Do quan hệ lén lút với một nữ tu sĩ và bị phát hiện nên ông đã bị xử tử. Nữ tu sĩ kia cũng chung số phận. Chính vì vậy mà linh hồn của họ vẫn cứ ám ảnh ngôi nhà, không chịu ra đi.

Những năm 1920 ngôi nhà được Lionel A. Foyster và người vợ của ông sở hữu. Và câu chuyện kỳ lạ về bóng ma của cha Henry vẫn chưa kết thúc ở đây. Đó là khi bà vợ của Lionel nói rằng có một thế lực tâm linh nào đó đã khoa cửa nhốt bà ta trong phòng, rồi đẩy bà ta ra khỏi giường của mình. Những hòn đã cứ tự động bay đập vào cửa sổ, và những dòng chữ kỳ lạ bỗng nhiên xuất hiện trên tường…
Ngoi nha ma am


Harry Price một nhà săn ma nổi tiếng đã từng có những cuộc điều tra tại ngôi nhà Borley và từng chứng kiến bóng ma nữ tu sĩ tại đây.

Năm 1936, ngôi nhà Borley bị cháy đem theo luôn truyền thuyết ma quỷ. Nhưng rồi sau đó lại có người nói rằng dưới đám cháy người ta tìm thấy thi thể của nữ tu sĩ xấu số kia. Những câu chuyện vẫn tiếp tục, người ta vẫn tới đây để mong được nhìn thấy bóng ma của ngôi nhà Borley.

Cái xác không đầu

Ra khỏi rạp hát Hòa Bình,cái rạp mà ngày nay được gọi với tên mới là 3 tháng 4,tôi đưa chị đến thẳng quán cà phê Tùng thay vì phải đưa chị trở về trông coi cái quán nem của chị,cái quán mà từ mười giờ sáng – giờ mở cửa -…cho đến tận mười hai giờ khuya – giờ đóng cửa – lúc nào cũng có đông thực khách.Cái quán bán nem nổi tiếng ngon và rẻ mà cả thành phố này ai ai cũng đều đã biết tiếng.Du khách ở khắp mọi miền đất nước,và cả người Việt Nam đang sinh sống ở ngoại quốc một khi đã đến thăm thành phố hoa này thì thường phải có ít ra là một lần ghé vô quán của chị để được thưởng thức món nem thật đặc sắc : Nem Ninh-Hòa!
Một tuần qua kể từ khi gặp lại chị, ngày hai bữa tôi đều được chị cho thưởng thức món nem thật độc đáo do chính từ đôi bàn tay của chị làm ra mà không hề thấy ngán.Nhưng,chiều nay tôi muốn chị đi cùng tôi đến ngồi trong quán cà phê Tùng. Những ngày còn lưu lại thành phố này tôi muốn chị đi cùng tôi đến khắp mọi ngõ ngách,mọi con đường,tôi luôn muốn có chị ở bên cạnh.Có chị gần bên tôi như được sống lại thời gian thật vui thật đẹp và thật hạnh phúc của những tháng ngày trước khi quê hương tôi bị nhuộm màu.
Thành phố Đà Lạt chỉ trong chốc lát nữa là sẽ được soi sáng bởi những ngọn đèn đường vậy mà thời tiết chỉ hơi man mát chứ không lạnh.Thành phố này giờ đây đã không còn cái khí hậu lành lạnh làm tê tái lòng người,cũng không còn cảnh sương mù lãng đãng đầy vẻ lãng mạn, cũng không còn cảnh những cô thiếu nữ đài các tha thướt trong những chiếc áo dài với những cái áo len đủ kiểu và đủ màu sắc,hoặc với cái áo pardessus sang trọng khoác ngoài;cùng dáng đi uyển chuyển trên khắp phố phường.Con người đã muốn con người phải thay đổi. Con người đã muốn khí hậu phải thay đổi.Con người đã bị bắt buộc phải thay đổi trong từng câu văn, trong từng lời nói sao cho ngắn và giản dị vì vậy mà ngôn ngữ Việt đã nghèo nàn hơn xưa rất nhiều.Thành phố này giờ đây cũng đã có quá nhiều quán cà phê mang nhiều phong cách khác nhau với những phong cảnh hữu tình và thơ mộng…từ những căn biệt thự sang trọng trên những ngọn đồi mà quán cà phê Tùng thì không có.Tôi thích ngồi ở cà phê Tùng vì quán này đã có từ hơn nửa thế kỷ qua và từ ngày đó cho đến mãi mãi về sau, cà phê Tùng vẫn là nơi yên tĩnh và là nơi dành cho những ai muốn được thưởng thức ly cà phê nguyên chất thơm ngon không bị pha chế những tạp chất độc hại để câu khách và để thu lợi bởi những người chủ không có lương tâm.

Nhìn từng giọt cà phê đặc quánh đang từ từ rớt xuống đáy ly,màu đen của giọt cà phê làm tôi liên tưởng đến người nam tài tử da đen trong phim mà chị và tôi vừa xem qua.Có lẽ lần xem phim hôm nay là lần cuối cùng vì sắp tới đây người ta sẽ cho dẹp bỏ cái rạp hát duy nhất còn sót lại này,như đã từng dẹp bỏ ba cái rạp từ lâu lắm rồi.Người nam tài tử da đen thủ vai chính thật xuất sắc đã làm kinh hồn những vị khán giả nào có trái tim không được mạnh.Người nam tài tử da đen đóng vai người chết hiện về như người còn sống vào ban đêm,lẫn cả ban ngày để nhát người yếu bóng vía và cũng là để được nói lên những lời nói như tự thú tội lỗi đã làm trong khi còn sống.Nam tài tử da đen trước khi chết,ông và nhóm người của ông đã dùng đủ mọi mánh khoé để cướp tài sản, cướp đất đai và cướp luôn mạng sống của nhiều ngàn người dân vô tội cách rất dã man nhưng luật pháp thì không bao giờ bắt tội ông và nhóm người của ông được.Trước khi phim kết thúc,người nam tài tử da đen đã dõng dạc tuyên bố:Khi tôi còn sống tôi đã làm nhiều việc ác nhưng không một ai dám trừng phạt tôi cũng bởi: Tôi là luật pháp!
Chị thấy tôi thường hay đăm chiêu suy nghĩ nên chị nắm tay tôi và bóp nhè nhẹ như ngụ ý một sự đồng cảm và chia sẻ.Nhìn chị tôi thấy thương chị nhiều quá.Tôi đặt bàn tay khô héo của chị trong đôi bàn tay của tôi và kể cho chị nghe một câu chuyện có thật mà chính tôi đã may mắn được là người trong cuộc:
- Em sẽ kể cho chị nghe một câu chuyện rùng rợn có thật.Một câu chuyện kinh dị cũng có cùng một nội dung như trong phim mà chị em mình vừa xem xong.Câu chuyện mà em sẽ kể ra đây thì chính em là người trong cuộc vậy mà cho đến tận hôm nay em vẫn chưa dám kể lại cho bất cứ một người nào nghe bởi vì chuyện huyền bí quá,bởi vì chuyện ma quái quá.Huyền bí và ma quái đến độ khó tin lắm… nhưng đó lại là chuyện có thật chị à.
Tôi pha thêm một chút nước sôi vào ly cà phê rồi lại đặt bàn tay chị trong hai bàn tay tôi và nhìn ngay mắt của chị,tôi bắt đầu kể:
- Ngày đó,ngày mà miền Nam Việt Nam của chúng ta đã chịu buông súng chấp nhận giải pháp hòa giải để hòa hợp sống chung như người anh em bên kia giới tuyến đã thường xuyên tuyên bố.Một buổi sáng kia người ta đã đến nhà,đến căn nhà mà chị em mình đã có một thời gian vui sống bên nhau, người ta ra lệnh cho em đúng một tiếng đồng hồ phải thu dọn đồ đạc rồi phải lập tức ra khỏi căn nhà.Sau vài năm vật lộn với cuộc sống đầy tủi nhục,đầy đau thương và đầy uất hận,rồi em cũng tìm được một công việc làm tài xế chuyên chở vật dụng cho một công ty.Em còn nhớ rất rõ là vào buổi sáng một ngày chúa nhật, ông Giám đốc lệnh cho em là vào sáng sớm ngày hôm sau, thứ hai,em phải lái chiếc xe tải lên Lộc Ninh chở cao su về Kho Năm bên Khánh Hội.Ba giờ sáng ngày thứ hai em vào nhận chiếc xe tải rồi chạy thẳng lên Lộc Ninh.Khi xe chỉ còn cách điểm đến khoảng chừng hai cây số thì em nhìn thấy có một người đàn ông đứng bên vệ đường giơ tay ra dấu cho xe ngừng lại.Nhìn kỹ thì ra đó là ông Phó giám đốc công ty.Ông Phó giám đốc hôm nay mặc cái áo sơ mi có sọc màu đỏ với cái quần jean trông thật là trẻ trung.Ông bước lên ngồi bên cạnh em rồi ra lệnh cho em đổi hướng chạy lên Ban Mê Thuột thay vì tiếp tục đến Lộc Ninh.Vì ông ta là Phó giám đốc nên em đâu dám thắc mắc điều gì ngoài việc phải tuân lệnh thi hành theo ý của ông. Xe chạy được khoảng chừng mười cây số thì ông lên tiếng nói trong khi mắt của ông vẫn nhìn thẳng về phía trước.
Cai xac khong dau

- Công tác của anh ở Lộc Ninh tôi đã cho người người khác làm thay rồi.Anh có nhiệm vụ đưa tôi lên Ban Mê Thuột,lên đó tôi sẽ có công việc nhờ anh giúp tôi.
Hôm nay,lần đầu tiên ông có lời nói nhỏ nhẹ và lịch sự khi gọi em bằng anh,khác với mọi khi nên em cũng thấy yên lòng bởi tính của ông mau nóng,mà hễ mỗi lần nóng giận ai thì người đó sẽ bị ông chửi rủa thậm tệ đến suốt cả buổi,đến tối tăm cả mặt mày.Đôi con mắt của ông vẫn đang nhìn về phía trước nhưng bỗng ông hỏi em một câu làm cho em vô cùng bối rối và cũng vô cùng lo sợ:
- Anh thù ghét tôi,thù ghét chúng tôi lắm phải không?
Em chưa biết phải trả lời ra sao thì ông đã nói tiếp một hơi thật dài như là lời thú tội chẳng khác gì người nam tài tử da đen trong phim mà chị em mình vừa xem qua.Ông nói:
- Thật ra thì tôi phải làm như vậy thôi anh à.Đó là chính sách mà chúng tôi phải triệt để tuân hành và phải thực hiện cho bằng được.Chúng tôi phải làm đủ mọi cách sao cho người dân miền Nam này phải căm thù chế độ,càng căm thù nhiều bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu vì,có như vậy thì những thành phần bất mãn sẽ nổi lên,sẽ lộ mặt ra chống lại chế độ để nhân đó chúng tôi sẽ ra tay tiêu diệt gọn và sạch sẽ một lần.Cuối cùng rồi thì chỉ còn lại toàn là những con người biết sợ hãi và sẵn sàng phục tùng mọi mệnh lệnh của chế độ.Chính sách này chúng tôi đã cho áp dụng và đã thành công hoàn toàn ở miền Bắc rồi.Khởi đầu,chúng tôi đã phát động một chiến dịch gọi là:Cải Cách Ruộng Đất.Chúng tôi tổ chức cho đấu tố để giết sạch hết những tên trí phú địa hào,rồi sau đó cho giết luôn cả những người không có tội tình gì với chế độ.Thật không ngờ là tất cả mọi người dân miền Bắc đều đã khiếp sợ để rồi phục tùng mọi mệnh lệnh một cách thật mau lẹ và tuyệt đối. Chỉ có một nhóm thật nhỏ nhoi dăm ba người bất mãn đã nổi lên và chúng tôi gọi nhóm người đó là nhóm: Nhân Văn Giai Phẩm.Họ là những người có chút tiếng tăm nên chúng tôi không muốn giết ngay mà chúng tôi sẽ cho giết lần lần bằng cách bắt lao động khổ sai thật nặng nhưng chỉ cho ăn thật ít thôi.Chính sách này chúng tôi đã và vẫn đang áp dụng cho những quân nhân công chức miền Nam tại các trại cải tạo.Theo tôi thì rồi cũng sẽ thành công thôi. Nhưng,đối với người dân miền Nam thì chúng tôi lại chỉ thành công có một phần thôi anh à. Chúng tôi thật sự đã không tiên liệu trước được là người dân miền Nam này sẽ phản kháng lại bằng cách hè nhau đổ xô ra biển mặc dù có quá nhiều nguy hiểm đang đợi chờ mọi người.Họ dắt díu nhau cùng vượt luôn qua cả những khu rừng đầy ác thú và vượt luôn qua những cánh đồng đầy mìn bẫy còn sót lại trong cuộc chiến. Đúng là chúng tôi đã không tiên liệu trước được việc này nhưng,sau khi số người bất mãn chế độ đã bỏ ra đi hết rồi thì số người còn ở lại trong nước sẽ là số người biết sợ hãi và rồi sẽ biết phục tùng thôi.
Tôi biết anh thù oán tôi và thù ghét chế độ này lắm nhưng anh không có một chỗ dựa nào để làm cái động lực đẩy cho anh có cơ hội hành động.Chúng tôi gọi thái độ nhẫn nhục và chịu đựng đó là: Nín thở qua sông.Nhưng,anh nên biết rằng cái im lặng nhẫn nhục chịu đựng của anh và của người dân ở cả ba miền sẽ từ từ,từ từ thấm sâu vào tận cùng tim óc và vào tận cùng huyết quản để rồi sẽ khiến anh và khiến mọi người trở nên hèn nhát lúc nào mà chính anh và mọi người cũng không hề nhận biết được.Có một điều mà rồi cuối cùng thì tôi cũng đã nghiệm ra là:đó là một chính sách thật sai lầm và tai hại cho dân tộc mình.Trong cuộc chiến vừa qua mà miền Bắc chúng tôi đã khởi xướng,chúng tôi đã dùng thủ đoạn tuyên truyền để thúc đẩy hằng triệu triệu thanh niên nam nữ miền Bắc vào chiến đấu tại miền Nam.Họ thật sự là những thanh niên anh hùng không hề biết sợ chết cũng vì lý tưởng cả.Nhưng,bây giờ chiến tranh đã qua rồi và chúng tôi không thể áp dụng thủ đoạn cũ đó được nữa.Anh cứ tưởng tượng đi,khoảng vài mươi năm nữa khi mà mọi người dân của cả ba miền đều đã bị chúng tôi khuất phục và đã trở nên hèn nhát,rồi sau đó nếu có xảy ra một cuộc chiến tranh với các nước lân bang thì mọi người sẽ lại tìm cách bỏ trốn bằng đủ mọi phương cách,còn những người đang tại ngũ thì sẽ mau mau đầu hàng quân địch để khỏi phải chiến đấu,để khỏi phải chết. Cũng vì hèn nhát do bởi bị ức chế nên con người một khi có được một chút tự do thì sẽ trở nên vô cùng hung ác và rồi sẽ đối xử tàn bạo với nhau.Tôi vẫn nghĩ đó là một chính sách sai lầm nhưng tôi không dám nói ra cũng chỉ vì tôi là con người bình thường thôi nên tôi cũng biết sợ vậy.Nếu tôi nói ra điều tôi nghĩ thì hậu quả đến với tôi sẽ tàn khốc như thế nào chắc anh cũng đã đoán ra được rồi chứ.Anh xem,tôi là người chỉ biết đọc biết viết thôi,tôi chỉ biết làm những bài toán cộng trừ nhân chia giản dị với ít con số nhưng vì tôi phục vụ chế độ hết lòng nên giờ đây tôi được nâng lên làm đến Phó giám đốc một công ty lớn của nhà nước và lại còn được cấp cho một căn biệt thự nữa.Vợ tôi cũng đã từng có nhiều năm phục vụ trong thanh niên xung phong mà nửa chữ cũng không biết,thế mà giờ đây cũng là Cửa Hàng Trưởng có toàn quyền phân phối thực phẩm đến hoặc không đến cho bất cứ người nào mà vợ tôi muốn hoặc không muốn.
Không,ngàn đời tôi cũng không có cái can đảm nói lên cái ý nghĩ mà mình đã nghĩ.Đất nước này rồi ra chính là nhờ ở những con người đã bỏ chạy ra biển và băng qua những cánh rừng đầy ác thú và những cánh đồng đầy mìn ngày hôm nay,sẽ trở về để thay đổi,để làm lại tất cả từ đầu.Chính những người đã bỏ quê hương ra đi ngày hôm nay là những người sẽ bỏ ra tiền của và tim óc để tạo dựng lại một xã hội công bằng cho tất cả mọi người Việt ở cả ba miền đất nước của chúng ta ngày mai.
Bất chợt ông hỏi em nhưng vẫn không quay đầu nhìn em:
- Anh theo tôn giáo nào mà trong tờ khai lý lịch của anh tôi không thấy ghi?
Trái tim của em từ khi ông bắt đầu nói cho đến giờ vẫn đang đập loạn xạ lên như muốn làm vỡ tung lồng ngực em ra khi nghĩ ông đang dùng thủ đoạn để gài em vào bẫy.Hai cánh tay của em cứ run lên như người bị sốt rét làm cho chiếc xe bị chao qua đảo lại nhiều lần.Em liếc nhìn qua ông và thấy ông vẫn bình thản nhìn về phía trước như không nhận ra sự rối loạn của em sau câu hỏi của ông.Ông không một lần nào quay nhìn em hoặc nhìn ra phía cửa kính phía bên ông ngồi.Em nhớ lại những lần ông tập họp đám công nhân có em trong đó để lên lớp về lối sống văn minh trong xã hội mới,hoặc nói về đạo đức của người cán bộ cách mạng…thì tay chân của ông múa may quay cuồng như người đang lên đồng,hay người đang lên cơn điên,vậy mà hôm nay…em không trả lời câu hỏi của ông mà hỏi lại ông cho ông được vui lòng:
- Thưa ông Phó giám đốc,từ hai ngày qua ông lên đây công tác ông thấy có vui không và ông có mệt lắm không ?
- Vui thì không nhưng mệt thì nhiều lắm.
Và,có lẽ như ông đã đọc được sự lo sợ của em nên ông nói :
- Anh chưa trả lời câu hỏi của tôi.Anh lo sợ là tôi có ý hại anh chứ gì?Anh hãy nhìn tôi đi,từ đầu câu chuyện cho đến bây giờ tôi luôn luôn giữ cho cái đầu của tôi nhìn thẳng về phía trước như là một minh chứng cho những gì tôi nói với anh hôm nay là sự ngay thẳng vì vậy tôi mới hỏi anh câu đó.Thật ra thì tất cả chúng tôi từ cấp lãnh đạo cao nhất cho đến cấp thấp nhất đều tin rằng có Thượng Đế nhưng,như tôi đã nói với anh là vì mục đích và quyền lợi nên chúng tôi phải tự dối với lòng mình.Thật ra thì từ bé đến giờ tôi nào có dám tìm hiểu gì về các tôn giáo đâu chỉ vì tôi vẫn muốn còn tồn lại ở thế gian này.Nếu anh không muốn trả lời câu hỏi của tôi thì cũng chẳng sao cả.
Em sợ ông nổi giận rồi chửi rủa em nên em phải trả lời ông:
- Thưa ông tôi theo đạo Thiên Chúa Giáo.
- Vậy à,vậy anh nhớ cầu nguyện cho tôi nhé!Đã quá bữa trưa lâu rồi,hôm nay tôi muốn mời anh ăn một bữa cơm với tôi.
Em ngừng xe ở một quán cơm bên đường. Ông Phó giám đốc của em gọi thức ăn nhiều lắm và ông ăn rất nhiều,ăn như người bị đói lâu ngày vậy.Nhìn ông ăn mà em tưởng cái bao tử của ông đã bị lủng rồi.Có một điều gì đó làm cho em nghĩ là không được ổn và điều đó có lẽ là cái cổ của ông ấy hôm nay đã “có vấn đề” vì ông không hề nhìn ngang nhìn dọc nhìn qua hay nhìn lại hai bên một lần nào cả.Khi cần một việc gì thì ông xoay hẳn luôn cả người theo chiều mà ông muốn nhìn.Cái cổ của ông chắc chắn đã “có vấn đề.”- Em nghĩ vậy.
Qua khỏi Ban Mê Thuột độ hơn bảy cây số thì ông lệnh cho em ngừng xe bên một cánh rừng. Hiện tại trời đã sắp tối vì ánh mặt trời đang xuống dần ở dãy núi phía xa xa.Em không biết bây giờ là mấy giờ vì cái đồng hồ đeo tay của em đã ra nằm ngoài chợ trời từ rất lâu rồi.Em cũng không muốn hỏi ông về giờ giấc nhưng em đoán có lẽ cũng gần sáu giờ.Vẫn không quay nhìn em, ông quay hẳn người về hướng ngọn núi phía xa,phía tay mặt của ông,ông chỉ về hướng đó và nói :
- Anh nhìn thấy căn nhà ở chân núi phía xa xa đó không ? Tôi sẽ vào đó bằng con đường mòn này ngay bây giờ và anh thì cứ ngủ tạm trong xe đợi tôi.Nếu sáng ngày mai khi mặt trời đã lên rồi mà tôi vẫn chưa trở ra thì anh được phép về thẳng Sàigòn. Những gì mà tôi nhờ anh hôm nay,xin anh hãy giúp cho tôi.Cũng vì giúp cho tôi mà anh sẽ bị thật nhiều điều phiền toái. Nhưng rồi tôi sẽ giúp lại anh.
Nói xong ông bước xuống xe và đi theo con đường mòn mà chiếc xe của em đang đậu sát bên.
Em nhìn theo ông mà không hiểu ông đã nói gì.Nào ông đã có nhờ em giúp gì cho ông đâu. Chở ông đi đến bất cứ nơi nào cũng đều là bổn phận cả.Em nhìn về phía xa nơi chân núi một lần nữa thì thấy có một căn nhà nhưng em không hiểu ông ấy vô trong đó đêm nay với mục đích gì.Xung quanh vùng này nổi tiếng với nhóm người Thượng Fulro thì sự oan toàn cho bản thân ông sẽ không có gì là bảo đảm.
Cai xac khong dau


Mệt mỏi vì thức từ ba giờ sáng,em vói tay lên nóc mui xe lấy xuống một cái mền mà luôn luôn có trong xe rồi ngã lưng trên bộ băng và chỉ trong đôi ba giây đồng hồ sau là em đã thiếp đi lúc nào em cũng không hay.
Quá nửa đêm thình lình em giật mình thức giấc vì có nhiều tiếng động.Em nghĩ ông Phó giám đốc đã trở lại nên em ngồi lên.Cảnh tượng đang diễn ra trước mắt em làm tay chân của em như nhủn ra.Qua ánh sáng của ngọn đuốc em thấy có bốn người đàn ông đóng khố mà em đoán họ là người Thượng.Người đi đầu cầm một cây đuốc để soi đường. Người thứ hai có đeo bên hông lủng lẳng một cây súng ngắn mà em đoán có lẽ đó là cấp chỉ huy.Hai người đi kế tiếp thì một người đeo súng dài và một người thì cầm cây mã tấu và kéo theo một người đàn ông bị sợi dây cột vào cổ và hai tay thì bị trói ngoặc ra phía sau.Họ vừa đi vừa nói gì với nhau mà em nghe được không rõ.Nhóm bốn người Thượng kéo theo người đàn ông đi trên cái lối mòn mà ông Phó giám đốc đã đi hồi chiều.Khi đám người đó đi xa cách chiếc xe của em chỉ độ mươi mười lăm thước thì nhóm người Thượng bắt người đàn ông quỳ xuống.Em không làm sao nhìn được mặt người đàn ông bị trói phần vì khoảng cách,phần vì ánh sáng của ngọn đuốc không đủ soi sáng,phần vì em không dám ngồi thẳng người lên để nhìn.Khi người đàn ông đã quỳ xuống rồi thì người Thượng chỉ huy nói điều gì đó mà sau này em nghĩ là đang đọc bản án. Sau đó,qua ánh sáng của ngọn đuốc,cái mã tấu ánh lên vệt sáng lấp lánh khi đưa lên cao rồi hạ xuống thật nhanh và,thật rùng rợn khi em thấy cái đầu của người đàn ông bị lìa khỏi cổ.Quá khiếp sợ nên em toan cho nổ máy xe để chạy đi nhưng rồi em đã kịp bỏ ý định đó vì sợ những người Thượng kia sẽ nổ súng theo, đó là chưa nói nếu máy xe không nổ liền thì điều tai hại nhất sẽ đến với em ngay.Ngoài ra toàn thân em lúc đó đang như bị chạm điện nên co giật liên hồi nhưng em không làm sao để kềm hãm lại được đôi chân cứ đang run lên không ngừng.Quá sợ nên em nằm xuống và chùm cái mền qua khỏi đầu với ý nghĩ là nếu những người Thượng đến đập cửa kêu mở thì họ sẽ thấy là em đang ngủ chứ không có chứng kiến những việc của họ đã làm.
Không biết đến bao lâu nhưng rồi em cũng đã chìm vào giấc ngủ với những cơn ác mộng.
Mặt trời chưa tỏ là em đã ngồi dậy và rồi em cứ mơ mơ màng màng không hiểu chuyện đêm qua là thật hay là mơ cho đến khi có một chiếc xe chạy ngược chiều qua thì em mới dám mở cửa bước ra ngoài.Lúc này trời đã sáng tỏ rồi nên em bước từng bước đến nơi xảy ra vụ xử tử đêm qua để xem hư thực ra sao mà trong lòng thì vô cùng hồi hộp mong đó chỉ là giấc mơ thôi.Trước mặt em,một cái hố không sâu lắm,trong cái hố đó có xác một người đàn ông nhưng không có cái đầu.Như vậy chuyện xảy ra hồi đêm là chuyện thật chứ không phải em mơ.Sợ quá nên em vội vàng quay người và chạy thật nhanh trở về lại xe.Lúc gần đến xe em chợt nhớ tới căn nhà dưới chân núi nên em quay nhìn về hướng đó nhưng bây giờ thì không thấy có một căn nhà nào cả.Hôm qua khi trời nhá nhem tối mà em còn nhìn thấy có một căn nhà nơi chân núi,thế mà giờ đây lại không thấy gì trong khi mặt trời đã lên cao và hoàn toàn sáng tỏ. Em bước lẹ vô xe và nổ máy rồi tức tốc chạy một mạch thẳng hướng về Sàigòn.
Chiều hôm đó em về đến công ty và liền vội vàng đến gặp ông Giám đốc.Vừa bước qua khỏi cửa thì một tiếng đập thật mạnh xuống bàn và ông Giám đốc giận dữ la hét:
- Anh đi đâu ?Anh đi đâu và ở đâu mà anh dám không thi hành công tác của tôi giao cho anh?
- Dạ thưa ông Giám đốc,khi tôi gần đến nơi thì ông Phó giám đốc chận xe tôi lại rồi lệnh cho tôi chở ông ấy lên Ban Mê Thuột rồi…
- Anh nói sao? Ông Phó đón xe anh rồi lệnh cho anh chở ông ấy lên Ban Mê Thuột à?
- Dạ thưa ông đúng như vậy.
- Anh nói thật đấy chứ ?
- Dạ thưa ông,tôi đâu dám nói láo ông để dựng lên một câu chuyện như vậy được.
- Bố láo!Sáng thứ hai khi anh lấy xe chạy lên Lộc Ninh rồi thì khoảng độ chín giờ bà vợ của ông Phó đã nhận được cái đầu của ông ấy.Ông ấy đã bị người ta giết chết bằng cách chặt đầu thế mà anh…bố láo thật.
- Nhưng…thưa ông…không thể có chuyện vô lý như vậy được vì chính tôi chở ông ấy lên Ban Mê Thuột và trên đường đi ông ấy còn mời tôi ăn cơm nữa mà.
- Anh nói thật đấy chứ?
- Thưa ông tôi nói thật,nhưng tôi…mà tôi…cũng thấy có một cái xác không đầu nữa nhưng… vô lý quá.Không lẽ cái xác đó là của… ông ấy sao?
Có lẽ ông Giám đốc thấy em nói với vẻ mặt còn quá căng thẳng nên ông nói:
- Đi,anh đi với tôi qua bên nhà ông ấy để xem sự thể ra sao và có phải cái đầu đó là…từ hôm qua đến nay tôi bận bịu quá nên cũng chưa gặp được bà ấy.
Em bước đi theo sau ông Giám đốc ra xe mà đầu óc em cứ bị quay cuồng với những hình ảnh kinh dị đã xảy ra đêm hôm qua.Người em lúc này đang ướt đẫm mồ hôi vì mệt và vì từ Ban Mê Thuột về đây em chưa có một thứ thức ăn gì bỏ vào bụng.
Em ngả lưng ra thành ghế và lim dim đôi mắt để hồi tưởng lại chuyện hôm qua và hy vọng là lát nữa đây bà vợ của ông Phó giám đốc,người xuất thân từ thanh niên xung phong sẽ xác nhận là cái đầu lâu mà bà đã nhận được không phải là cái đầu của chồng bà.Em không tin có chuyện người đã chết rồi lại hiện về như lúc đang còn sống và còn ngồi ăn chung với em nữa. Nhưng,ngay lúc đó em bỗng nhớ ra là cái xác không đầu có mặc cái áo sơ mi sọc màu đỏ và cái quần jean y như của ông Phó giám đốc.Người em đang lạnh vì mồ hôi và vì đói thì giờ đây càng lạnh hơn khi nghĩ ông Phó giám đốc đã hiện về ngồi với em suốt đoạn đường dài và còn ngồi ăn chung với em nữa.Vì đang ngồi chứ nếu không thì có lẽ em đã bị té xuống đất rồi vì toàn thân em lại đang run lên như lên cơn sốt rét.
Vị bác sĩ kéo một trong những ngăn có chứa những xác chết ra cho ông Giám đốc nhìn thì đúng đó là cái đầu của ông Phó giám đốc.Bà vợ của ông kể lại cho ông Giám đốc của em nghe trong khi hai hàng nước mắt vẫn đang ràn rụa:
- Khoảng chín giờ sáng thứ hai khi em chuẩn bị ra cửa hàng lương thực thì có một chiếc xe con đến đỗ trước cổng nhà hu hu hu.Một người đàn ông da ngăm ngăm đen bê một cái hộp giấy hu hu hu và nói với em là có người gởi cho em một món quà và yêu cầu em ký nhận. Sau khi em ký nhận xong thì người đó đi ra xe và chạy mất.Em vội vàng mở cái hộp ra để xem là quà gì và ai gửi thì… ối giời ơi,hu hu hu,một cái đầu nằm trong hộp và đấy là cái đầu của chồng em hu hu hu.Bên trong cái hộp có kèm theo một tờ giấy viết tay báo là ảnh bị xử tử vì tội đã đối xử quá ác độc với công nhân cao su Lộc Ninh hu hu hu.
Ông Giám đốc của em lên tiếng an ủi:
- Xin chị đừng buồn nữa vì chuyện cũng đã xảy ra rồi.Ngay bây giờ chị hãy theo tôi đi ngay lên Ban Mê Thuột xem có phải cái xác ở trên đó là xác của anh không thì mang về để chôn cất cho anh.Nếu đúng cái xác đó là xác của anh ấy thì…ghê gớm thật.
Ông Giám đốc lắc lắc cái đầu và nhìn em như ra dấu đi ra xe để lên đường ngay.
Trong khi cái xác của ông Phó giám đốc còn đang quàn tại bệnh viện Sàigòn để chờ ngày đem đi chôn thì em bị công an tạm giữ trong một phòng giam riêng,nhỏ,để điều tra xem em có dính líu tới cái chết của ông Phó giám đốc và với số người đã giết ông không.
Suốt thời gian bị giam giữ,mỗi đêm ông cứ hiển hiện về trong giấc ngủ của em và lập đi lập lại câu nói sau cùng của ông trước khi ông đi vào chân núi: “Những gì mà tôi nhờ anh hôm nay xin anh hãy giúp tôi.Cũng vì giúp cho tôi mà anh sẽ bị thật nhiều điều phiền toái.Nhưng rồi tôi sẽ giúp lại anh.”Nói xong câu đó thì ông biến mất và cũng là lúc em giật mình thức giấc.Như vậy là có lẽ ông ấy đã không thể siêu thoát được khi mà chưa được nói lên những điều thầm kín trong tim ông như đó là lời sám hối,lời xin lỗi chân thành về những việc ác ông đã làm khi còn sống.Em nghĩ là với bất cứ ai,bất cứ người nào một khi đã từng làm những chuyện dù có tàn ác đến đâu mà đã có lời xin lỗi chân thành và công khai thì đều nhận được sự tha thứ. Nhưng,sau đó họ cũng phải bị trừng phạt bởi luật pháp.
Sau bốn tháng bị tạm giam,trước khi được trả tự do em phải ký vào tờ cam kết là sẽ không được tiết lộ chuyện này cho bất cứ một người nào biết.
Một tháng sau khi ra khỏi phòng giam nhỏ,em đã trốn thoát được khỏi phòng giam lớn một cách thật tình cờ và suôn sẻ như là có sự trả ơn của ông ấy như ông đã có nói vậy.

Bùa trinh nữ

Sau đó, họ mời thầy phù thủy đến để yểm bùa và một trinh nữ đã bị bắt về làm phép rồi nhấn chìm xuống giếng đến chết...

Từ bao đời nay, người dân xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang vẫn đồn thổi về những câu chuyện kỳ bí xung quanh giếng Chợ ở thôn Tranh. Theo các bậc lão làng kể lại, trước đây, người Tàu đã chôn giấu rất nhiều vàng bạc, của cải kèm theo một trinh nữ để yểm bùa không cho người ngoài lấy trộm. 

- Sự tích yểm bùa giếng chợ Bà Cô

Giếng chợ Bà Cô có tự bao giờ không ai biết. Ngay cả những cụ già nhất trong làng cũng nói rằng, từ khi sinh ra và lớn lên, cái giếng đã có rồi. Giếng chỉ sâu hơn 1 mét, nước trong văn vắt như mắt mèo và không bao giờ thấy cạn. Bên giếng có một ngôi đình cổ và một con chó bằng đá, bên cạnh nữa là một khu đất trống, người dân sử dụng để làm nơi họp chợ.
Bua trinh nu


Người dân thôn Tranh kể rằng, ngày trước giếng có tên gọi khác là giếng Đình. Nhưng sau đó, đổi tên thành giếng chợ Bà Cô vì sự tích kỳ bí mà các bậc lão làng ở đây khẳng định là có thật. Mọi người truyền tai nhau rằng, trước đây, người Tàu đã chôn rất nhiều vàng bạc, của cải dưới giếng. Để không bị người khác xâm nhập, lấy trộm, họ đã mời một thầy phù thủy đến để yểm bùa ngải, ma thuật giữ của. Thầy phù thủy này đã tìm chọn và bắt một thiếu nữ tóc dài, xinh đẹp nhất vùng, đặc biệt cô gái đó phải là người còn trinh nguyên về để yểm bùa.

Trước khi làm phép, phù thủy đã bắt cô gái đó ngậm một loại sâm củ khoảng chừng 3 tháng rồi sau đó mới nhấn chìm xuống giếng nước trong. Sau khi cô gái bị nhấn chìm xuống giếng nước thì chưa thể chết ngay mà còn sống được một thời gian bằng khoảng thời gian được ngậm sâm.

Tên gọi giếng Đình đổi thành giếng chợ Bà Cô cũng từ đó mà có. Ngoài sự tích bí ẩn này, người ta còn đồn rằng, ngày xưa còn có những đàn lợn vàng, chó vàng chạy ra từ hướng cái giếng rồi mất tích một cách bí ẩn. Trong một lần cải tạo giếng, người dân đã phát hiện dưới sâu lớp bùn ở đáy giếng có một con chó đá ở cổ có đeo vòng tràng hạt và một cái chuông nhỏ.

Theo miêu tả thì con chó đá này có chiều cao khoảng 60 - 70cm, nặng khoảng 200 - 300kg, được tạc trong tư thế có 2 cái tai vểnh về phía trước, lưỡi thè ra như đang theo dõi, phòng vệ hay sẵn sàng tấn công bất cứ lúc nào khi đã xác định người lạ. Hai chân trước con chó đá quỳ xuống như để lấy đà trước khi chạy chồm lên, dưới bụng nó có một cái bát hương cũng được đúc liền khối từ tảng đá xanh ấy. Chính sự phát hiện này càng khiến người dân nơi đây tin vào những câu chuyện kỳ bí quanh chiếc giếng. 

- Những câu chuyện ly kỳ

Sau khi được nghe một số người dân kể lại những câu chuyện kỳ bí ấy, chúng tôi được giới thiệu đến gặp cụ Nguyễn Văn Bao, năm nay hơn 80 tuổi để biết rõ hơn về những câu chuyện xung quanh giếng. Cụ Bao bảo rằng, cụ cũng không biết thực hư những câu chuyện đó thế nào, cụ chỉ khẳng định rằng giếng đó thật sự rất thiêng.

Cụ Bao nói rằng, ở xã Vô Tranh này, không chỉ có giếng, đền thờ thiêng, mà cả vùng đất này cũng rất linh thiêng. Cụ dẫn chứng rằng, cụ và nhiều bạn bè trong xã từng tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhưng rất ít bạn bè của cụ bị chết bởi bom đạn, có chăng thì chỉ bị chết bởi sốt rét hoặc bệnh hiểm nghèo, nhưng hầu hết đồng đội cùng xã, sau chiến tranh trở về gần như đầy đủ.

Theo lời cụ Bao, ngày trước xung quanh cái giếng cây cối rậm rạp, um tùm, nước giếng rất mát và trong vắt. Những người dân nơi đây kháo nhau rằng, nếu muốn uống nước trong giếng thì tuyệt nhiên không được mở miệng. Cứ im lặng múc nước mà uống, chỉ cần khen nước ngọt hoặc chê nước dở thì về nhà sẽ đau bụng quằn quại, nếu đi khám thì cũng không tìm ra được bệnh và uống thuốc gì cũng không thấy đỡ. Điều đặc biệt nữa là, giếng chỉ được dùng để uống, không được phép rửa chân tay hay mặt mũi.

Nhiều người dân nơi đây cũng khẳng định rằng, có không ít người nơi khác đến do không biết những “quy định miệng” kia nên sau khi uống nước giếng chợ Bà Cô về thì ốm liệt giường. Có người thậm chí ốm 3 tháng sau mới khỏi.

Cụ Bao kể lại chuyện hồi nhỏ của mình rằng: “Tôi chơi thân với cụ Tảo, cụ Hiệu trong thôn. Hồi nhỏ, mấy đứa rủ nhau dắt trâu đến cánh đồng cạnh giếng chợ Bà Cô để chăn. Do mải chơi, mấy đứa để trâu ăn lúa, rồi uống nước của giếng Bà Cô. Không chỉ có vậy, con trâu của nhà cụ Hiệu còn đằm mình trong giếng ấy. Mấy hôm sau thì con trâu đó bị chết mà không rõ nguyên nhân. Còn riêng cụ Hiệu và cụ Tảo thì ốm dặt dẹo mấy tháng sau mới khỏi”.

Những câu chuyện tưởng chỉ dừng lại rỉ tai đồn đoán vu vơ, nhưng đến một ngày, ông Hoàng Văn Triệu, nguyên Chủ tịch Hội Nông dân xã Vô Tranh về đây cất nhà, do không có nước sinh hoạt, thấy giếng chợ Bà Cô sạch sẽ, ông đã rủ một vài người hàng xóm góp tiền, cùng nhau cải tạo lại để lấy nước về dùng. Mặc dù giếng chỉ sâu hơn 1m, nhưng người dân thay phiên nhau múc nước đến quá một buổi mà nước trong giếng chỉ vơi đi một nửa.

Trong quá trình nạo vét, người dân phát hiện dưới lớp bùn sâu có một con chó đá nặng chừng 300kg, dài khoảng 70cm, sau đó họ phải huy động 7 thanh niên lực lưỡng mới nhấc con chó đá ra khỏi giếng. Khi tảng đá được khiêng lên thì đột nhiên một cột nước trong miệng giếng phun ngược với chiều cao tầm 7 - 8m khiến ai nấy đều hốt hoảng.
Bua trinh nu


- Lời nguyền kho báu

Người dân nơi đây còn rỉ tai nhau về câu chuyện thần giữ của là con chó đá mà người dân xã Vô Tranh khai quật được. Được biết, sau khi nhấc con chó lên khỏi giếng, thấy con chó đá đẹp quá, rất nhiều tỏ ý muốn xin hoặc mua lại về để làm cảnh. Nhưng tất cả mọi người hôm đó đều thống nhất rằng, đó là báu vật của làng, cộng thêm nhiều chuyện đã xảy ra nên sợ, quyết định không bán và cho ai. Người dân đồn thổi rằng, con chó đá là thần giữ của, kẻ nào lấy con chó đá về nhà mình là tự rước họa vào thân. Vì thế họ đặt con chó ngay bên cạnh giếng mà không bị mất trộm.

Sẽ không có chuyện gì để bàn nếu không có sự kiện con chó đá bỗng dưng biến mất một cách bí ẩn. Đó là vào sáng ngày 27 tháng chạp, năm 2008, sau khi thức dậy, ông Triệu phát hiện con chó đá bị đánh cắp. Điều bất ngờ, sau đó đúng một năm, con chó đá lại được đặt ngay ngắn ở vị trí cũ và cạnh đó là một bát hương đang cháy dở cùng rất nhiều tiền vàng được rải xung quanh giếng. Mọi người trong thôn đều không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Mãi sau này ông Triệu mới biết, con chó đá bị ông Nghi Hải ở xóm Trại Găng bên cạnh lấy trộm mang về nhà. Sau khi mang chó về, gia đình ông Nghi Hải xảy ra rất nhiều chuyện mà theo người dân nơi đây là do ông đã trộm con chó đá nên bị phạt. Gia đình ông Hải làm gì cũng thất bát, con cái thì thường xuyên ốm đau, thằng con trai nhà ông đi xe máy tự ngã rồi chết, bản thân ông Hải từ ngày mang con chó về thì thường xuyên phải nằm viện...

Sau khi nghe nhiều người nói về lời nguyền, sợ quá nên ông lại phải đem trả con chó vào đúng vị trí và ngày giờ mà ông đã lấy. Được biết, sau khi về vị trí cũ được ít tháng thì con chó lại bị mất và đến giờ, 3 năm đã qua, người dân chưa thấy con chó quay về.

- Nhiều người tìm nhưng không thấy kho báu

Cách đây hơn 10 năm, có một nhóm người ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đến đào bới giếng để tìm kho báu. Nhóm người này khoảng 10 người, họ lắp máy bơm với ý định bơm cạn nước giếng, nhưng bơm mãi mà giếng chỉ cạn được một phần. Trong đoàn, có người xuống giếng và thọc tay xuống sâu lớp bùn lấy lên một nắm cát, theo như mọi người nói đây là vàng sa khoáng.

Một nhóm người khác tự xưng là dân làng bên đến giữ của và họ giở luật giang hồ. Sau cuộc xô xát đó, những người ở Lục Ngạn đành bỏ của chạy lấy người. Chiếm được giếng, những người chủ mới liền tiến hành tìm kiếm nhưng tìm mãi mà không thấy vàng ở đâu. Một điều lạ lùng là những thanh niên khỏe mạnh đang làm, tự nhiên lăn ra ốm mà không rõ nguyên nhân, đi khám và uống thuốc gì cũng không khỏi. Sau đó họ phải làm lễ cúng bên cạnh giếng thì mới khỏe lại được.

Rốt cục, sau khoảng nửa tháng đào bới, dù đã sử dụng nhiều loại máy móc hiện đại, họ cũng không tìm được vàng mà còn phải tiêu một khoản chi phí khá lớn để thuê người, thuê máy. Theo người làng, có rất nhiều người đã dùng máy dò đến để tìm kho báu nhưng cũng chỉ tìm được một ít tiền cổ, còn vàng thì chưa ai tìm được.

Ngôi mộ mới đắp

Tối hôm ấy , trời mưa không lớn lắm nhưng rả rít lê thê , kéo theo cơn gió thổi se sắt từng hồi. Con đường đất chạy giữa nghĩa trang bình thường vốn đã có ít ai qua lại huống chi giờ này đã quá nữa khuya , lại gặp dêm giông bão nên càng vắng vẻ tiêu điều. Lẫn trong tiếng mưa rơi , tiếng gió thổi , chỉ có tiếng ếch nhái ểnh ương từng chập kêu vang. Không gian bao trùm một màu ảm đạm thê lương.
Trên khúc đường lầy lội ấy , hai bóng đen sánh vai cắm đầu dạo bước , đó là Nghiêm và Đào. Cả hai đều mặc quần áo màu đậm , đầu đội nón vải tay cầm xẻng cáng sắt và vai đeo túi vải nâu. Riêng Đào còn thủ thêm cái đèn pin và cứ lâu lâu lại bật lên soi xuống mặt đường loang loáng nước , vài lần như thế khiến nghiêm cầu nhầu chửi rồi dằn cái đèn bấm trong tay Đào nhét vô túi vải đeo bên sườn.
Nghiêm cẩn thận như thế là phải , vẫn biết giờ này đã quá khuya , hai bên lối đi chỉ thấy san sát những ngôi mộ mới , cũ , đủ kiểu , đủ cỡ nằm phơi mình dưới trời mưa. Nhưng biết đâu chẳng có ai đó nằm trú ẩn theo khuôn viên nghĩa địa còn thức và bắt gặp hai gã vào đây giữa lúc khuya khoắc này.
Thậm chí Đào muốn dừng lại tìm một chỗ khuất gió châm điếu thuốc nhưng Nghiêm cũng không cho. Vào ban đêm là yếu điểm sinh tử , Nghiêm đã dặn dò Đào thật kỹ chiều nay trước khi hai gã bày con gà luộc lên bàn thờ cúng tổ , thắp nhang khấn vái rồi lặng lẽ xuất hành vào giờ tý.
Nghiêm ở Cam pu chia về mới được hơn hai năm. Cam Pu Chia hiện nay có thể nói là một nước Việt nam nhỏ , hay đúng hơn là một thuộc địa của VN , với số người Việt sang định cư đã lên đến cả triệu kể từ cuộc xâm lăng 20 năm trước. Người Việt sang đây phát triển đủ mọi ngành nghề , hợp pháp cũng như bất hợp pháp. Nghiêm là một trong số lưu dân đó, chỉ khác một điều là Nghiêm ở Cam Pu chia tới 3 năm , nhưng không phải là làm ăn. Gã sang để học nghề nhà giáo của một ông ngành miên về buà ngãi và thuật thôi miên.
Xứ chuà tháp vốn nổi tiếng là tỷ phú với bao nhiêu là thầy buà , thầy pháp xuất quỷ nhập thần. Sư phụ Thạch Sen của Nghiêm là một trong những vị đó cư ngụ tại thủ đô Nam Vang mà dân gian truyền tụng là một pháp sư cao tay ấn và bậc nhất. Nhận Nghiêm làm đệ tử tử trong nhà trọ 3 năm.
Nghiêm thành đạt , trở về quê quán ở miền Tây , giáp quốc lộ 4 , ngay trong huyện Châu Thành , nữa tỉnh nữa quê. chờ dịp hành nghề ứng dụng những điều mà gã đã được truyền dạy.
Một trong những bí quyết tuyệt chiêu trong thế giới huyền bí của thầy Thạch Sen là lấy bàn tay của một người chết vì sét đánh , dùng làm buà hộ mạng đi ăn trộm. Thực tế chẳng biết đã có ai áp dụng chưa nhưng thầy Thạch Sen quả quyết rằng hành nghề đạo chích mà có được một bàn tay người chết vì sét đánh , ban đêm lọt vào nhà người ta thì dù gia chủ còn đang thức , cũng hoàn toàn bị trấn áp , nằm bất động không nhúc nhích gì được.
Nghiêm chờ đã lâu, sống vất vưởng gần 2 năm không có lợi tức , mọi chi tiêu dều trong vào Huệ , cô vợ không chính thức mà Nghiêm mới dụ dỗ được sau khi hồi hương. Tuy vậy Nghiêm vẫn tin rằng mình sẽ có ngày giàu , bởi vốn liếng buà ngãi thầy Thạch Sen truyền cho Nghiêm thừa sức giúp gã tạo dựng cơ nghiệp.
Trong tương lai khi có tiền , Nghiêm sẽ bỏ ngay cô vợ nhà quê đó , gã sẽ trở lại nam Vang tạ ơn thầy rồi lên Sài Gòn mua hộ khẩu lập nghiệp vĩnh cửu. Trong khi chờ đợi thì cứ tạm ngửa tay xin tiền vậy để sống qua ngày.
Đợi mãi cho đến cách đây mấy hôm , Nghiêm mới nghe được bản tin xôn xao trong xóm là bà Năm Tước , một nông dân cùng xã của Nghiêm khi làm ruộng gặp trời mưa , núp vào dưới cây cổ thụ giữa cánh đồng , rồi bất ngờ bị sét đánh cháy đen người , chết ngay tại chổ.
Bà Năm Phước là một bóng mờ trong xã Vĩnh Thạnh , cho nên cái chết của bà không ảnh hưởng đến ai. Sở dĩ người ta bàn tán ầm ỉ chỉ vì có mấy ai bị chết vì sét đánh. Dân làng coi đó như là một cái điềm gì ghê gơm lắm. Xã Vĩnh Thạnh chưa từng xảy ra biến cố này bao giờ bởi nó rùn rợn quá. Riêng Nghiêm thì mừng rỡ vô cùng , đã vốn có quen biết với bà Năm Tước , hay nói đúng hơn là quen với chồng bà. khi gã lên đường sang Cam Pu Chia thì chồng bà , ông Năm có việc đi Cần Thơ không may bị xe đò cán chết, từ đó gia đình bà Năm Tước sa sút thấy rõ , chỉ còn trông cậy vào ít ruộng và vườn cây sau nhà.
Bất ngờ nghe tin bà bị sét đánh chết , Nghiêm lập tứcc hạy đi tìm đàn em là Đào để bố trí kế hoạch. Đào cũng biết gia đình bà Năm Tước tuy không thân lắm. Đào có món nghề tinh xảo là mở được tất cả các loại khóa , nhưng không may bị bắt quả tang lúc đang ăn cắp xe honda người ta gởi trước rạp hát ngoài thị xã.Đào ở tù hơn 1 năm , vừa ra chưa biết làm ăn gì thì được nghiêm đến tìm. Thế là cả hai rủ nhau đi dự đám tang của bà Năm tước , nhưng không ra mặt công khai bởi không thân thiết với gia đình người quá cố.
Khi đoàn người ra tới nghĩa địa, đặt quan tài ccạnh cái huyệt đã đào sẳn thì Nghiêm và Đào lảng vảng xa xa để quan sát để định vị trí. Đào thì núp sau 1 ngôi mộ lớn xây bằng đá cẩm thach , có mộ bia cao , chăm chú theo dõi ; Nghiêm cẩn thận hơn , tìm một ngôi mộ ngay chỗ đám ma , thắp mấy cây nhang làm bộ khấn vái y như gã ra viếng mộ cho ngày giỗ của một người thân.
Chờ người ta chôn bà Năm Tước xong và giải tán hết , hai gã mới bàn nhau công tác và hẹn nhau đêm hôm sau thực hiện. Nghiêm phải ra tay ngay trước khi xác bà Tước tan rữa , và nhất là trước khi con cháu mang vật liệu xi măng , gạch , cát ra xây mộ.
May cho Nghiêm là đêm nay trời mưa phùn dai dẳng , nghĩa địa vắng tanh , càng thuận lợi cho công việc của Nghiêm.
Ngôi mộ mới đắp của bà Tước nằm sâu trong góc nghĩa trang , nước mưa làm trôi dạt hẳn một mảng đất khá lớn. Mộ đắp không cao vì người nhà đang chuẩn bị xây gạch. Nghiêm cắm cái xẻng xuống chân , tháo túi vải đặt sang ngôi mộ bên cạnh , rồi giục đàn em bắt tay ngay vào công việc. Hai cái xẻng thi nhau đào xới , hất đất sang hai bên. Hai gã cắm đầu làm , không ai nói lời nào.
Mưa dường như vừa nặng hạt hơn và gió cũng rít lên giận dữ , đất biến thành bùn , dính chặt vào lưỡi xẻng nhưng may là mộ đất thấp nên chỉ khoảng 15 phút sau , Nghiêm đã ngừng tay reo lên nho nhỏ :
− Này , đụng nắp hòm rồi.
Đào đang khom người xúc đất bên kia nghe Nghiêm nói cũng đứng thẳng người thở phào nhìn đàn anh. Bổng nghe loáng thoáng trong tiếng mưa rơi có tiếng xe gắn máy từ ngoài cổng nghĩa trang chạy vào , cả hai mở to mắt nhìn nhau rất nhanh rồi cùng hướng nhanh về phía hương lộ. Tiếng xe mỗi lúc mỗi gần hơn , Nghiêm cuống quýt làm hiệu bảo đàn em leo khỏi miệng hố , khom người chạy lại núp sau ngôi mộ xây gần đó , cả 2 nín thở chờ đợi.
Quả nhiên chiếc honda chạy ngang, người ngồi trên xe mặc áo mưa , đội nón , phủ kín không trông thấy mặt. Xe qua rồi , Đào thở phào đứng dậy nhưng Nghiêm kéo ghì lại Đào ngồi xuống ngay rồi đặt tay lên miệng bảo gã im lặng tại chổ vì nghĩa trang chỉ có 1 lối vào mà không có lối ra bên kia. Chiếc xe honda chạy vào thì lát nữa sẽ theo lối cũ mà ra , nghĩa là sẽ đi ngang chỗ 2 gã 1 lần nữa.
Đào lau hai bàn tay nhăn nheo vào ngực áo rồi toan lấy thuốc nhưng Nghiêm lắc đầu nhìn gã ra lệnh cất đi dù rằng chính Nghiêm cũng đang rất thèm thuốc. Quả nhiên chỉ 5 phút sau chiếc honda chạy ra và mất hút , bấy giờ Nghiêm mới đứng dậy , mặt nghênh nghênh tự đắc cho phép đàn em hút thuốc trước khi nhảy xuống hố và đào đất tiếp.
Hai đứa hồi hộp cào lớp đất phủ trên quan tài rồi Nghiêm quăng cái xẻng lên đống đất mới đào , nhoài người với lấy cái đèn pin để soicho rõ nắp hòm bằng gỗ tạp. Đào cũng ngừng tay , leo lên ngồi núp sau ngôi mộ châm thuốc hút , rít được vài hơi , gã nghiêng tay che điếu thuốc và chuyền xuống cho Nghiêm đang đứng dưới hố sâu bên cạnh quan tài rồi Đào mở túi vải lôi ra cái xà beng khác và cái bứa loại bửa củi vừa nặng vừa sắc. Nghiêm quăng điếu thuốc và giục :
− Lẹ lên, xuống đây mày.
Đào cầm dụng cụ nhảy xuống bên cạnh Nghiêm , thọc xà beng vào nắp hòm cạy mạnh. Vài cái đinh bật lên kêu răng rắc , Nghiêm vội quay đi , nhăn mặt hỏi :
− Tao dặn mày mang hai chai dầu cù là , mày có mang theo không ?
Đào cũng vừa buông xà beng quay mặt đi để tránh làn hơi nồng nặc từ nơi kẻ hở của quan tài vừa mở ra rồi gã thọc tay vô túi quần , lôi ra lọ dầu nhỏ và đưa cho Nghiêm , Nghiêm vội vàng mở nắp , dốc cả nữa chai ra lòng bàn tay và thoa lên mũi để đánh bớt mùi hôi của xác chết đã hơn 1 tuần , tiện tay, Nghiêm thoa luôn vào mặt Đào và giục :
− Lẹ lên , 2 giờ sáng rồi.
Ngoi mo moi dap

Rồi trong khi Đào khom người cạy cái nắp quan tài thì Nghiêm lăm lăm cầm sẳn cái búa đứng bên cạnh. Tiếng những cây đinh bật khỏi nắp quan tài nghe rõ mồn một mặc dù mưa vẫn còn nặng hạt. Trong khoảnh khắc , nắp quan tài tung ra. Nghiêm bật đèn pin soi cho rõ , xác bà Năm Tước nằm cứng đờ đã bắt đầu trương lên. Một tia chớp chói lào trên bầu trời soi rõ cái xác chết gầy gò đen đủi khiến Đào giật mình kinh hãi vì có cảm tưởng như bà Năm vừa mở mắt nhìn gã , rồi tiếp theo một loạt sấm vang dậy , cả Nghiêm cũng cảm thấy rờn rợn , không dám nhìn xác chết nữa. Gã tự trấn tỉnh , ngước mắt lên trời và càng giục đàn em làm việc cho mau. Nghiêm đỡ cái xà beng trong tay Đào rồi lạnh lùng ra lệnh :
− Làm đi , làm liền đi.
Đào cầm búa quay sang hỏi :
− Ơ..chặt 1 tay hay chặt cả hai vậy anh ?
Nghiêm đở nắp quan tài và nói :
− 1 cái đủ rồi , lẹ lên.
Đào nhìn đàn tay hỏi lại :
− Sao không lấy luôn 2 bàn tay cho chắc ăn anh ? Mất cái này còn cái kia.
Nghiêm lại gạt đi :
− Thôi , 1 cái thôi. 1 cái đủ rồi , chặt lẹ lên. Nhớ nha , nhớ là tay phải nha , đàn ông tay trái , đàn bà tay phải.
Đào khom người cuối xuống , nước mưa trên vành nón chảy thành dòng xuống sát mặt thấm ướt. Đào lôi cánh tay phải cứng đơ của xác chết , kê bàn tay lên mặt hòm rồi giơ búa bổ xuống.
Cái búa sắc và nặng chình chịch , thế mà chém tới 4 nhát bàn tay bà Năm mới đứt lià , văng sang bên cạnh. Nghiêm đẩy cánh tay cụt của bà Năm lại rồi đậy nắp quan tài lại. Đào lượm bàn tay có 5 ngón trơ khều dính hết bùn đất , bỏ vào bao nylon rồi lòm còm leo lên khỏi miệng hố.
Gã đặt bao nylon trên cái mộ xây bên cạnh rồi hỏi đàn anh :
− Anh Hai , có phải lấp đất lại không anh Hai ?
Nghiêm cũng vừa leo lên, hắt hơi mấy cái vì hơi lạnh thấm vào cơ thể. Gã châm điếu thuốc hít một hơi rồi bảo :
− Kệ mẹ nó mày ơi , khỏi lấp lại. Lấy cái búa với cái xà beng về được rồi.
Đào dè dặt đề nghị :
− Anh Hai à , lấp sơ sơ lại cho người ta khỏi thấy nhen anh Hai ?
Nghiêm tư lự một chút rồi làm theo lời đàn em. Cánh tay mỏi nhừ vì đất bùn bám rít vào lưỡi xẻng nhưng 2 gã không dám nghỉ. Trong nháy mắt , 2 gã đã đắp lại ngôi mộ , thu dọn đồ nghề , đưa mắt nhìn quanh nghĩa địa rồi cắm đầu bước lại con đường cũ ra khỏi khuôn viên đất thánh.
Mưa vẩn rơi nặng hạt, gió vẫn thổi rì rào bên tai và sấm chớp lập loè như giận dữ. Cả 2 ướt đẩm như chuột lột nhưng sự háo hức làm dâng trong lòng họ niềm vui lớn khi nghĩ đến tương lai có được bàn tay sét đánh đem về ướp muối, tẩm rượu phơi khô , nghề ăn trộm sẽ mở ra một lối thoát thênh thang cho 2 gã.
Ngay từ ngày mai, Nghiêm sẽ theo dõi và lập danh sách những nhà giàu trong xã , trong quận , rồi tiến dần ra thị xã. Chắc chắn chỉ một vài vố là giàu to.
Nghiêm rẽ vào nhà mình hay đúng ra là nhà Huệ , một căn nhà gỗ do người chị ruột của Huệ để lại. Thuở ấy người chị lớn của Huệ gọi là Trang , lấy chồng có nghề đi biển trong đoàn tàu đánh cá quốc doanh. Huệ ở chung nhà, có hộ khẩu chính thức. Một hôm Trang xuống ghe của chồng ra khơi rồi đi luôn sang Thái Lan và cuối cùng định cư ở Mỹ. Huệ thừa hưởng căn nhà của chị , lại được chị lâu lâu gởi tiền về nên sống rất thoải mái. Quanh năm chỉ có tiếp mấy gã công an , cán bộ lại chơi , có khi ngủ qua đêm.
Bước sang thập niên 90 , khi nhà nước đổi mới , Huệ tuổi cũng bắt đầu lớn , phải bắt tay làm ăn lo tương lai. Cô xin vốn bên Mỹ , ra chợ huyện buôn bán nhưng không có tay làm ăn nên cứ mất dần. ông bà già viết thư sang cho cô con gái bên Mỹ dặn không được gởi tiền cho Huệ nữa vì nghi Huệ cho trai. Từ đó mỗi khi cần, Huệ đều về ngửa tay xin tiền cha mẹ ở ngoài thị xã.
Cách đây hơn 1 năm , tình cờ Huệ gặp Nghiêm trên chuyến xe đò đi Cần Thơ. Lúc xe đậu trên phà , Ngiêm có dịp tán tỉnh , kể chuyện Nam Vang khá hấp dẩn , làm Huệ rất thích cái óc phiêu liêu mạo hiểm của Nghiêm. Từ đó 2 người quen nhau, và Huệ cho Nghiêm dọn vào chung sống dù không có hộ khẩu chính thức. Lúc này chính quyền địa phương đã nới lỏng , ai ai cũng lo kiếm tiền thủ thân , nhờ vậy nhân dân cũng tương đối dễ thở.
Nghiêm và Đào về đến nhà đã khoảng 3 giờ sáng , cả hai cùng khoan khoái thở phào vì vừa hoàn thành công tác một cách êm xuôi , vượt qua cái bước đầu khó khăn nhất là moi được bàn tay sét đánh đem về làm của riêng , chỉ còn chờ ngày gặt hái kết quả. Tương lai rực sáng sắp mở ra , nghiêm sẽ không còn ngửa tay xin tiền Huệ và Đào sẽ không còn khổ sở đi ăn cắp vặt nữa. Có bàn tay sét đánh , hai gã có thể ngang nhiên vào nhà người ta dọn cả cơ nghiệp mà không ai làm gì được.
Để tránh rủi ro công an hoặc lối xóm phát hiện , Nghiêm mở cửa sau , rón rén cùng Đào xách đồ tắm rữa sạch sẽ vào khoảng 3 giờ sáng. Huệ vẫn ngủ say ở nhà trên , không hề biết chồng về. Phía sau nhà Nghiêm là con kinh thủy lợi nước đục lờ.
10 năm trước Ngiêm từng góp bàn tay đào con kinh này cùng với dân trong xã. ông Năm Tước lớn tuổi nên được bố trí làm trưởng toán thủy lợi của xã Vĩnh Thạnh. ông làm ít nói nhiều , ngày ngày bà Năm mang thức ăn nóng ra cho chồng và lâu lâu Nghiêm cũng được ăn ké món thịt gà bằm nhỏ kho xã ớt.
Nhìn dòng nước , Nghiêm thoáng rùn mình vì hình ảnh gầy gò của bà Năm nằm trong quan tài chợt hiện về thật rõ ràng trong đầu Nghiêm. nhà Đào cũng ở gần đây, cũng hướng ra con kinh đào. Dọc ngang có những cụm lục bình trôi lờ lững.
Hai gã đứng trên chiếc cầu gỗ bắc bằng mảnh ngang dài từ sân sau chìa ra mặt kinh khoảng gần 2 thước. Cả hai dùng cái thùng bằng mủ khom người múc nước xối. Tắm xong , Nghiêm thảy ho đàn em bộ quần áo cũ của mình rồi bảo :
− Nè , thay đồ đi rồi mang cái ấy ra đây.
Đào đang lau người , ngơ ngác hỏi :
− Lấy gì anh Hai ?
Nghiêm gắt nhẹ :
− Còn cái gì nữa , mang ra cho tao rữa rồi ngâm rượu.
Đào hiểu ra, chạy vào bếp mở cái túi vải ướt đẩm , lôi ra cái bao nylon đựng bàn tay bà Năm Tước. Gã hỏi Nghiêm :
− Anh Hai , vậy chừng nào mình xài được ?
Nghiêm cầm bàn tay cụt ngủng vủa bà năm giơ ra dưới ngọn đèn tròn sau bếp , lật qua lật lại và gật gù đáp :
− 49 ngày, kể từ ngày hôm nay.
Nói đến câu ấy , Nghiêm chợt nhớ đến sư phụ Thạch Sen bên nam Vang đã từng một lần biểu diển cho Nghiêm thấy sự linh nghiệm của bàn tay sét đánh sau khi yểm bùa. Nghiêm nhớ hôm ấy ba bốn đệ tử chân truyền của Thầy , ngồi trong căn phòng khép kín. Thầy Thạch Sen đọc thần chú rồi giơ bàn tay sét đánh ra trước mặt. Lập tức cả bọn trở thành những kẻ chết đứng , tuy trí óc vẫn hoàn toàn tỉnh táo , nhưng chân tay cứng đờ, không cử động được và mồm miệng há ra nhưng không nói được lời nào. Cái bàn tay khô đét ấy là một vật bất ly thân của Thầy Thạch Sen , không bao giờ Thầy cho bất cứ đệ tử nào mượn để hành nghề. Lúc nhìn Thầy biểu diển , Nghiêm đã nghĩ ngay trong đầu rằng có được bàn tay sét đánh thì làm giàu dễ dàng quá. Không ngờ hôm nay giấc mộng của nghiêm vừa trở thành sự thật. Đào đứng bên Nghiêm sốt ruột than :
− Trời ơi , 49 ngày mới xài được. Lâu dữ vậy anh Hai ?
Nghiêm hãnh diện giảng :
− Phải rồi , phải vô buà chứ mậy, xài ẩu đâu có được . Trước 49 ngày bùa không linh nghiệm đâu. Sư phụ tao nói rồi có người xài buà không cẩn thận nghen , bị bùa quật chết luôn đó.
im lặng 1 chút , Đào lại hỏi :
− Chắc không anh , anh Hai ? Anh có xài thử chưa ?
Nghiêm ngồi trên bờ kinh, nhúng bàn tay xuống bờ kinh chà xiết cho hết đất cát và trả lời :
− Chắc sao không chắc mậy. Sư phụ đã nói rồi , chính mắt tao nhìn thấy. Tao nói mày nghe nha , nhiệm vụ của mày là chỉ mở ổ khóa thôi. Khi lọt được vào nhà của người ta, tao giơ bàn tay sét đánh ra là mọi người trong nhà cho dù thức hay ngủ cũng đều chết cứng luôn á. Mình muốn làm gì thì làm , mày dọn nguyên nhà người ta , người ta cũng không làm được gì mày đâu , chỉ nằm đó mà nhìn thôi.
Ngoi mo moi dap

Đào hăm hở đề nghị :
− Anh Hai , mình vô nhà thằng cha Sanh nha anh Hai , thằng chả là bí thư huyện mới nghỉ hưu năm rồi. Trời anh Hai ơi, chả giàu lắm. Em nghe tụi nó nói vàng của thằng chả có cả rương luôn đó. Em nhắm rồi , nhà thằng chả vô dễ ợt à. Leo nhánh cây xoài vô ban công , cửa trên lầu lúc nào cũng dể mở hết á.
Nghiêm hài lòng nói :
− Ừ , mày tính trước đi , nhắm cái vụ nào là cái vụ nó đích đáng nha.
Rửa bàn tay người chết xong, hai đứa vô nhà , Nghiêm chỉ cái giường tre kê sát vách nhà bếp , trên đó ngổn ngang chai lọ và bát đĩa , bảo đàn em :
− Mày nhậu sơ sơ rồi nằm đó ngủ đi nha. Lát sáng bả dậy, tao lấy tiền rồi mình ra chợ ăn hủ tiếu. Ngủ đi !
Rồi Nghiêm lấy cái nồi cũ, đặt bàn tay bà Năm vào đó rồi đổ đầy muối lên y như người ta muối cá để đem phơi cho cá khỏi hư thối. Gã đậy cái nồi , đặt trên cái tủ đựng thức ăn. Gã rửa tay một lần nữa bằng xà bông rồi tắt đèn bếp và rón rén lên nhà.
Gã lấy tấm chăn bằng vải mủ đem xuống cho Đào đắp tạm vì nhà khá nhiều muỗi rồi gã quay lên nhà với vợ. Trong ánh sáng mờ mờ , Huệ nằm nghiêng quay mặt vào vách , đắp tấm chăn mỏng ngang bụng. Gã đứng nhìn một lúc rồi lại quay xuống bếp , gã thấy không nên để cái nồi đựng bàn tay sét đánh trên tủ gạc măng giê vì hớ hênh quá , sáng mai Huệ thức sớm , rủi cần tới cái nồi , mở ra gặp bàn tay người chết thì lôi thôi to. Gã lại bật đèn, nhìn quanh một lúc rồi quyết định bưng cái nồi xuống.
Đào ngóc đầu dậy, nhăn mặt càu nhàu vì chói mắt nhưng Nghiêm lờ đi. Trước khi giấu sau dống củi, Nghiêm mở nắp và nhìn bàn tay sét đánh một lần nữa cho chắc ăn rồi gã bới đống củi , đặt cái nồi vô sát vách và xếp những thanh củi chồng lên trên.
49 ngày phơi khô và yểm bùa là khoảng thời gian khá dài , không biết rồi gã sẽ giấu bằng cách nào để Huệ không phát giác ra trò kinh dị này.
Nghiêm tắt đèn lên nhà , nhẹ nhẹ vén mùng chui vô với Huệ , chiếc giường cũ reo lên răng rắc làm Huệ giật mình mở mắt , lật người nằm ngửa rồi ngẩng đầu lên nhìn Nghiêm và hỏi :
− Ủa , đi đâu giờ này mới về vậy ? Mấy giờ rồi ?
Nghiêm choàng cánh tay ôm lấy Huệ và đáp :
− Anh đi nhậu với mấy thằng bạn, tụi nó không cho anh về.
Huệ nhắc lại câu hỏi :
− Mấy giờ rồi ?
Nghiêm vừa ngáp vừa nói :
− Chừng 3 giờ sáng , ngủ đi em.
Huệ nhắm mắt toan ngủ tiếp , nhưng sực nghĩ ra 1 điều lạ , cô mở mắt , xoay hẳn về phía Nghiêm và hỏi :
− Ủa , anh nói anh đi nhậu mà sao không thấy mùi rượu gì hết vậy ?
Nghiêm ú ớ đáp :
− …Thì hôm nay tại anh nhức đầu , uống có chút đỉnh à.
Huệ cằn nhằn :
− Uống có chút đỉnh mà lâu dữ , anh đó nha , không lo làm ăn gì hết trơn á. Tối ngày lo nhậu nhậu nhậu không à. Em hết tiền xài rồi đó , không còn đồng bạc nào hết. Từ ngày anh dọn vô ở với em nè, ba má em từ cái mặt em rồi , đâu có dám về nhà xin tiền nữa đâu. Nè , cái sợi dây má cho cũng bán luôn rồi , bây giờ anh tính làm sao anh tính đi.
Nghiêm gật gù nói bằng giọng tự tin :
− Em yên chí đi , mình sắp giàu to rồi. Tháng tới anh đi làm, bảo đảm với em tiền vô như nước , xài hoài, xài thả cửa .
Huệ ngờ vực hỏi lại :
− Trời đất , làm gì mà giàu , ăn trộm chắc ? Thời buổi này làm ăn khó thấy mồ. Nè , anh à hay là…mình qua Miên đi. ở bển anh quen nhiều lắm phải hôn ?
Vừa nói , Huệ vừa lòm khòm đi xuống nhà đi tiểu. Nghiêm mệt mỏi , nằm xích vô, nhắm cặp mắt cay xè , cố ngủ một giấc.
Bổng gả giật mình ngồi bật dậy vì tiếng hét quá lớn của Huệ dưới bếp. Hóa ra Nghiêm đã sơ ý quên nói cho Huệ biết là có Đào nằm ngủ dưới cái giường tre để đồ gia dụng , cho nên khi Huệ vừa bật đèn, nhìn thấy một người đàn ông nằm co quắp dưới bếp , cô kinh hoàng thét lên rồi bỏ chạy lên nhà. Nghiêm đỡ vai vợ và bảo :
− Em , thằng Đào nó đi nhậu với anh , nó say quá cho nên anh đưa nó về đây ngủ đỡ.
Huệ đưa tay lên ngực thở hồng hộc và trách :
− Trời ơi…vậy mà không nói trước gì hết , làm em hết hồn vậy đó. Tưởng là gặp ma chứ !
Đào nghe tiếng la cũng giật mình ngóc đầu dậy , nhe răng cười với Huệ rồi lại nằm xuống ngủ tiếp. Huệ đi tiểu xong trở lên chui vào mùng nằm bên Nghiêm. Cả hai không nói gì nữa vì cùng mệt mỏi giữa đêm về sáng , chỉ trong khoảnh khắc đã thiếp đi trong giấc ngủ êm đềm.
Chiều hôm sau Nghiêm một mình mò ra nghĩa địa nhìn ngôi mộ bà Năm Tước , Nghiêm đứng xa xa khuất sau cái mộ xây khá lớn chăm chú quan sát. Gã thấy hai người con trai của bà Tước đang xúc đất đấp lại. Cũng may là họ tin rằng đâm qua trời mưa lớn làm đất trôi đi, chứ không hề mảy may hình dung ra chuyện đào mả , chặt tay của Nghiêm và Đào và vì vậy họ không khai báo với công an mà chỉ hùn nhau mua xi măng , gạch cát khuân ra xây cho bà Tước ngôi mộ khá tươm tất có gắn bức hình trắng đen của bà trên mộ bia.
Thời gian trôi rất chậm , Nghiêm và Đào đếm từng ngày để bắt tay hành nghề ăn trộm. Tiền bạc càng ngày càng cạn , không còn chổ nào có thể vay mượn được nên hai gã càng nóng lòng trông vào sự linh nghiệm của bàn tay sét đánh. Chiếc honda của Nghiêm đã bán từ năm ngoái , chiếc cúp của Đào cũng bay từ ngày gã còn ở tù. Gia đình cần tiền cần tiền tiếp tế , tình hình tài chánh coi như kiệt quệ nếu như không có niềm hy vọng vào bàn tay bà Năm Tước.
Nhiều hôm lang thang ngoài thị xã , Đào đã toan yếu lòng ăn cắp một chiếc xe gắn máy để bán đi tiêu tạm. Mở khóa xe đối với gã quá dễ , huống chi gã có sẳn một đường dây tiêu thụ hàng ăn cắp. Nhưng gã nhớ lại những ngày tù vừa qua rồi lại thêm lời căn dặn của Nghiêm là phải rán nhịn thêm một ít lâu nữa , Đào đành thắt lưng buộc bụng chờ ngày chính thức ra quân cùng Nghiêm mang theo bàn tay sét đánh. Đào tin rằng cái bửu bối hiếm hoi ấy sẽ đem lại sự phồn vinh cho hai gã đúng như lời Thầy Thạch Sen đã tỉ mỉ truyền dạy cho Nghiêm.
Bảy tuần lễ, mỗi tuần một lần , Nghiêm lấy cái bàn tay sét đánh đen đủi của bà Năm ra yểm bùa vào giờ Tý , thắp nhang khấn vái rồi lại dấu trong cái hộp sắt , dấu ở một chổ kín đáo dưới bếp. Huệ thì hoàn toàn không biết những việc Nghiêm làm , không biết chồng mình là một kẻ vừa mê tín , vừa ác độc , dám chặt tay người chết mang về để trong nhà Huệ.
Đến ngày thứ 49 , ngày trọng đại cuối cùng. Đào đạp xe qua nhà Nghiêm theo lời dặn trước của đàn anh. Lúc ấy trời đã nhá nhem tối , Nghiêm kiếm cớ đuổi vợ đi để hai đứa bày bàn thờ thắp nhang cúng tổ , đặt bàn tay sé đánh đã phơi khô đét lên khấn vái.
Trời cuối năm trời không trăng sao , gió hiu hiu lạnh từ con kinh thổi vào. Hai đứa đang lâm râm cầu khẩn thì ba cây nhang trên bàn thờ bổng cháy vụt lên như một bó đuốc , rồi tron glàn khói tỏa mù nghịt bốc lên , Đào thấy khuôn mặt bà Năm Tước mờ mờ hiện ra , Đào kinh hãi dụi mắt nhìn lại thì bà đã biến mất và ngọn lửa mới lúc nãy bùng lên cũng tắt luôn , chỉ còn lại ba que nhang tỏa khói nhoè nhoẹt. Đào hoảng hốt quay sang hỏi đàn anh :
− Anh Hai , sao kỳ vậy anh , sao tự nhiên lửa cháy lớn quá vậy ?
Nghiêm trấn an :
− Trời đất ơi , như vậy coi như là Tổ đã chứng nhận lời cầu xin của mình rồi , điềm tốt chứ có gì đâu mà sợ.
Đào tin vào kinh nghiệm buà ngãi của đàn anh nên cũng yên lặng. Rồi hai đứa ngồi dưới bếp ngã nghiêng , hạ con gà xuống làm mồi , uống cạn một chai rượu trắng trước khi chia tay hẹn tối mai xuất hành chuyến thứ nhất đến nhà Nguyễn Văn Sanh , cán bộ hồi hưu giàu có tiếng trong huyện. Nghiêm dặn đàn em :
− Ê , nè tối mai nha , mày ở nhà chờ tao. Đừng có nhậu nghen mậy , xỉn là hư hết chuyện đó. Khoảng chừng 11 giờ tao qua là đi liền đó nha. Ê…ê..Nhớ mang cái túi mà bửa trước mày cầm ra nghĩa địa đó với cây đèn pin nghe hôn ?
Đào gật đầu rồi thơi thới đạp xe ra về.
Tối hôm sau nhằm ngày thứ bảy , để đở sốt ruột chờ trời tối. Đào thả bộ ra quán hủ tiếu ở chợ huyện , đây là một tiệm ăn thuộc loại sạch sẽ nhất tong chợ huyện mà Đào là khách thường trực. Đã cả mấy tháng nay Đào không ghé vì gã còn nợ chủ nhân khá nhiều tiền. Hôm nay gã thấy lòng tự tin hẳn lên , bởi chỉ sau chuyến hàng đêm nay , sáng mai gã có thể ôm mớ tiền ra trả cho quán để lấy lại sự kính nể của chủ tiệm và mấy cô chạy bàn.
Nhìn thấy Đào bước vào, chủ quán đứng sau quầy thất vọng lắm vì chẳng biết bửa nay gã có trả đợc chút nào hay không . Nhưng vốn biết Đào là tay du đãng từng vào tù ra khám cho nên họ ngại không dám đuổi. Đào nghênh ngang kêu một tô hủ tiếu Nam Vang đặc biệt nhiều đồ biển và ly cà phê sữa đá cho nhiều sữa.
Chủ quán nhìn gã bằng bộ mặt lạnh như tiền để tỏ thái độ , nhưng Đào lờ đi. Giờ ăn tối đông khách , cả tiệm giờ chỉ còn một bàn trống , Đào ngồi sâu sát vách tường phía trong , dưới những ngọn đèn vàng úa có những con muỗi bay lượn xung quanh , lâu lâu rớt xuống sàn.
Đào phì phèo điếu thuốc , đăm chiêu nhìn ra cửa nghĩ đến chuyến ra quân trọng đại đêm nay , Lão Sanh có đến mấy trăm lượng vàng cất trong cái rương gỗ trên lầu , người ta đồn nhau như vậy , đêm nay Đào và Nghiêm sẽ ra tay khuân hết.
Ngoài cửa dăm ba người ăn mày ngồi tú tụm trước hiên chìa tay xin mỗi lần khách bước vào. Họ ngồi đó thì được , nhưng hễ xông vô tiệm thì chủ nhân đuổi ra ngay để khách ăn uống thoải mái. Cô hầu bàn mang hủ tiếu và cà phê ra đặt trước mặt Đào , Đào ngậm lệch điếu thuốc một bên mép , lấy thià khuấy mạnh ly cà phê rồi nhấp một ngụp nhỏ. Gã hài lòng thở phào khoan khoái rồi cầm muỗng đũa bắt đầu thưởng thức tô hủ tiếu. Đào ăn được chừng nữa tô, ngồm ngoàm nhai một cách sung sướng thì một bà ăn mày từ ngoài cửa lừ đừ tiến vào , đứng ngay trước mặt Đào nỉ non xin tiền :
− Xin cậu Ba làm phước bố thí , tôi già nua tật nguyền còn có một tay.

Căn nhà hoang

Trên chuyến phà cuối năm từ Đức sang Thuỵ Điển, tôi tình cờ gặp một đồng hương: bác sĩ Vũ Xuân Lộc. Mùa đông Bắc Âu, ngày rất ngắn. Mới khoảng ba giờ chiều mà cảnh vật đã xám ngắt, nhất là bên ngoài mưa phùn mãi không tạnh. Để đỡ sốt ruột chờ tàu cặp bến, bác sĩ Lộc kể cho tôi nghe một câu chuyện dị thường. Dù chuyện diễn ra khá lâu, mà lúc thuật lại, ông vẫn không giấu được nét xúc động, bởi đây là chuyện của chính ông, chuyện thật của người trong cuộc, là một kỷ niệm sâu đậm mà ông không bỏ sót một chi tiết nhỏ nào. Tôi xin phép ông để được tường trình lại cùng bạn đọc, hy vọng không làm mất đi sự lôi cuốn qua diễn tiến mà ông tỉ mỉ nói riêng với tôi chiều hôm đó. Được sự đồng ý của bác sĩ Lộc, tôi tạm đặt tựa đề là ” Đêm trong căn nhà hoang “, cho sát với nội dung câu chuyện. Bây giờ, mời bạn đọc cùng tôi đi sâu vào thế giới âm u của một đêm không trăng sao, ngủ tối trong một căn nhà đã lâu không có người dám ở.
Ngay từ thuở mới lớn, khi còn ngồi ghế trung học. Lộc đã tỏ ra cứng cỏi, không tin có ma qủy. Sau này tốt nghiệp y khoa, chàng lại mạnh dạn hơn, giải thích mọi sự đều chỉ bằng cặp mắt khoa học. Đối với Lộc, những chuyện ma mà lâu lâu chàng nghe kể, thật ra chỉ là do ảo giác hoặc do óc tưởng tượng của người ta thêu dệt. Ai nói gì thì nói. Lộc thường chỉ lắc đầu cười. Cho nên đừng có ai dại mà đem ma ra nhát Lộc! Bà mẹ Lộc thì khác. Gia đình vốn theo đạo Thiên Chúa, ít tin dị đoan, ấy thế mà có lần mẹ Lộc bảo:
- Có chứ con! Có ma chứ! Chính Thánh Kinh cũng đã chép lại câu chuyện người ta đem đến cho Chúa một người bị qủy ám để nhờ Chúa chữa! Con quên rồi hay sao? Bên đạo mình gọi là qủy ám. Dân gian thì quen gọi là ma nhập. Cả đời mẹ chưa gặp ma bao giờ, nhưng mẹ vẫn tin là có ma. Chỉ có điều là không phải ai cũng thấy ma! Phải có thần giao cách cảm. Ma lựa người mà hiện hình. Có người mong gặp ma mà suốt đời chẳng bao giờ gặp!
Lộc nửa đùa nửa thật đáp:
- Vâng! Con đây chứ ai! Chính con có lúc muốn gặp ma xem nó ra làm sao, mà đợi mãi chả thấy!
Bà mẹ dè dặt khuyên:
- Con đừng có nói thế! Con người có linh hồn và thể xác. Vũ trụ có cõi âm và cõi dương. Mẹ biết con tin vào khoa học, nhưng thiếu gì việc không thể dùng khoa học mà cắt nghĩa được.
Lộc không muốn tranh luận với mẹ, nên chỉ ậm ừ cho qua. Bà cụ lại thêm:
- Có điều là ma qủy dù có hiện về thì cũng chỉ làm cho người ta sợ chứ không giết được người ta!
Bẵng đi một thời gian rất lâu. Lộc lớn dần và ra trường, chuyện ma qủy chưa bao giờ làm bận tâm Lộc, dù chỉ trong khoảnh khắc. Cho đến hôm nay, chàng từ Sài Gòn đáp xe về miền Tây, nhận nhiệm sở mới ở bệnh viện dân sự tỉnh, lần đầu tiên chàng mới phải đương đầu với cảm giác rờn rợn xâm chếm tâm hồn, cái không khí kinh dị bủa vây thân xác, bắt chàng dù muốn dù không cũng phải đặt vấn đề.
Xuống đến thị xã, việc đầu tiên là Lộc phải thuê một căn nhà, vừa để ở, vừa để mai này có thể mở phòng mạch tư, khám bệnh thêm ngoài giờ hành chánh dành cho nhà thương. May quá, lúc ngồi trên xe đò, có người mách cho Lộc một căn nhà gạch cũ khang trang, mái ngói đã phủ rêu xanh, toạ lạc ngay ngắn dưới tàn cây me cổ thụ. Nhà đẹp lại mát mẻ, nằm gần khu dân cư khá giả, có sân trước vườn sau khoáng đạt, quanh năm rợp mát. Lộc mừng lắm, xách va-li dọn vào. Chủ nhân nhận tiền, mở khoá giao cho chàng rồi vội vã bỏ đi như chạy trốn. Lộc không vào nhà vội. Trời chiều thoảng gió. Mặt trời đã lặn hẳn sau dãy nhà bên kia đường. Chàng đứng chống nạnh trên hè, gật gù quan sát cảnh vật chung quanh. Bên cạnh chàng, sát chân cây sột gỗ là chậu mai chiếu thuỷ cao bằng đầu người nhưng đã chết khô vì không ai chăm sóc. Mảnh sân rộng trước mặt, cỏ mọc bừa bãi, lan ra cả lối đi lát gạch đỏ và che khuất hết hàng rào lưỡi mắc cáo. Lộc tặc lưỡi và tự nhủ: Chẳng sao! Chỉ cần một buổi dọn dẹp là sẽ trở thành căn nhà lý tưởng. Kể cũng lạ! Nhà đẹp như thế này mà lại bỏ trống để chờ chàng xuống mướn. Âu cũng là duyên may! Lộc tự nhủ và gật gù mỉm cười đắc ý.
Nhưng bỗng Lộc giật mìnhthấy hàng xóm tứ phía đều thập thò nhìn chàng bằng cặp mắt hết sức hiếu kỳ. Bên kia con đường đất rộng, mấy cái đầu già trẻ vừa từ trong cửa sổ căn nhà đối diện, thò ra trố mắt đăm đăm nhìn Lộc. Bên trái cũng thế. Một cô gái đang giặt quần áo, ngẩng lên trông sang, quên cả công việc, để nước xà bông tràn ra đầy ngoài chậu. Ánh mắt ai cũng toát ra cái vẻ ngạc nhiên và sợ sệt như rình rập một kẻ xa lạ vừa lạc bước vào thế giới biệt lập của họ. Lộc bâng khuâng bước hẳn vào trong để tránh sự soi mói của thiên hạ. Chàng đứng giữa phòng khách, hài lòng vì đồ đạc tương đối đầy đủ đúng như chủ nhà cho biết. Tất cả đều bị phủ một lớp bụi dầy, mạng nhện giăng khắp nơi, chứng tỏ đã lâu lắm không có người ở. Bộ salon nặng chình chịch bằng loại gỗ quí màu nâu đậm kê sát vách. đối diện là cái sập gụ rộng rãi có cái gối mây đặt ở một góc. Rồi đến cái tủ đứng cẩm lai, trên nóc để bát nhang lạnh ngắt, mấy cọng que màu đỏ cắm trong cái bát đựng đầy cát, cháy tan chỉ còn thừa ra khoảng vài đốt ngón tay. Trong cùng, gần khung cửa ăn thông vào buồng ngủ. Lộc thấy cái rương gỗ màu đen rộng ngang, dài hơn một thước, có nẹp sắt han rỉ viền quanh là cái khoá to bằng nắm tay, móc hờ vào ổ, nhưng chưa khoá. Cái rương loại hải tặc ấy, vừa có thể dùng làm ghế ngồi, hoặc có thể dùng làm kệ để những thứ lặt vặt lêm trên. Nay mai, khi mở phòng mạch, Lộc sẽ cho dẹp hết đồ đạc, chỉ kê mấy cái ghế cho bệnh nhân ngồi đợi và các dụng cụ y khoa mà thôi.

Phần 2:

Lộc đặt va-li, nhìn quanh tìm cái chổi lông gà hoặc thứ gì có thể phủi bụi được. Tình cờ quay ra, chàng giật mình vì thấy ngoài đường trẻ con, người lớn vẫn thấp thoáng đi qua đi lại cả chục người, ai cũng chăm chú nhìn vào bằng ánh mắt nghi ngại. Người ta xầm xì bàn tán, chỉ trỏ.Có người chỉ lướt nhanh qua, rồi ngoái đầu lại. nhưng cũng có người đứng hẳn lại tròn mắt làm Lộc vừa ngạc nhiên vừa bực bội. Cái đám dân tỉnh lẻ này sao lại bất lịch sự như vậy? Chẳng lẽ họ chưa thấy người Sài Gòn bao giờ hay sao? Lộc vờ đi, quay vô dọn dẹp tiếp. Chỉ nay mai họ sẽ biết chàng là ai! Tuy nghĩ thế, nhưng bất chợt lâu lâu liếc ra. Lộc vẫn thấy người ta cứ thay phiên nhau kéo đến để tiếp tục theo dõi chàng. Nhịn không được, chàng bước hẳn ra thềm, đứng chống nạnh, hầm hầm nhìn thẳng vào mặt họ như thách thức. Họ chỉ tản mát một chút rồi túm tụm ở mỗi gốc cây, vừa nói chuyện xầm xì, vừa nhớn nhác đưa mắt nhìn vào căn nhà của Lộc. Bà cụ hàng xóm tay cầm cái chổi dài, mom men tiến lại góc sân tiếp giáp phía nhà Lộc và dè dặt hỏi:
- Cậu mướn căn nhà đó hả?
Lộc mạnh dạn gật đầu:
- Vâng, có gì không bác?
Bà cụ vội lắc đầu:
- Đâu có gì! Tui hỏi cho biết vậy mà!
Lộc toan quay vào, thì bà cụ lại hỏi:
- Cậu là người Sài Gòn hả? Ai chỉ cho cậu mướm căn nhà vậy?
Lộc bước lại gần và đáp:
- Vâng, cháu vừa ở Sài Gòn xuống, tình cờ cháu gặp bà chủ nhà này trên xe đò….
Bà hàng xóm ngắt lời:
- Chủ nhà nầy có tiệm vải ngoài chợ. Tiệm vải Kiến An. Cậu gặp bả trên xe đò hả? Cậu mướn bao nhiêu? Có mắc không?
Lộc tò mò hỏi lại:
- Cháu xin lỗi bác, nhưng tại sao bác hỏi cháu về căn nhà này kỹ vậy? Bộ nhà này ở không được hay sao? Mái bị dột nước, hay là….
Bà cụ vội xua tay lắc đầu nhắc lại:
- Đâu có! Hỏi cho biết vậy mà. Bị cậu là người lối xóm….
Bà bỏ dở câu nói và rút ngay vào nhà. Trời đã bắt đầu nhá nhem tối. Người hiếu kỳ vẫn thập thò ngoài lề đường. Lộc bực bội lắm, nhưng không biết làm ghì để phản đối đám người tò mò ấy. Chàng thở dài rồi quay vào nhà và khép hờ cánh cửa gỗ lại. Đang với tay tìm nút bật đèn thì một bóng đen kêu thết lên rồi lao vút từ nóc tủ xuống đầu Lộc. Chàng giật mình né sang một bên, tim muốn ngừng đập. Nhưng định thần lại, thì hoá ra chỉ là con mèo đen khá lớn của nhà ai vừa lẻn rất nhanh ra ngoài. Lộc đứng yên, nhắm mắt lại, đặt bàn tay lên ngực và thở mạnh. Ngẫm nghĩ một chút, Lộc buột miệng than thành tiếng:
- Lạ nhỉ! Từ lúc mình bước vào nhà, đâu có thấy con mèo này! Nó ở đâu, bất thình lình hiện ra là làm sao?
Nói thế, nhưng Lộc bình thản nhún vai, mỉm cười rồi bỏ vào buồng trong. đó là căn phòng ngủ gọn ghẽ có chiếc giường nệm kê giữa nhà, nhưng lạ nhất là vẫn buông mùng. Cái mùng trắng toát khẽ bay phất phơ theo luồng gió nhẹ lùa qua khe cửa sổ. Chàng vén mùng lên. Từng lớp bụi bay tung làm chàng quay mặt đi và hắt hơi mấy cái liền. Chàng cần dọn dẹp qua loa rồi ra chợ kiếm cái gì ăn tối. Sáng mai sẽ đến bệnh viện trình diện nhận việc. Chàng cầm cái gối phủi bụi trên giường, rồi đi sau6 xuống bếp. Trời mùa đông tối mau, từ cửa sổ trông ra, mảnh vườn cây cối um tùm đang bắt đầu ngã sang màu xanh thẫm. Dưới gốc cây xoài cổ thụ sát đường mương. Lộc thấy cái miếu nhỏ bằng gỗ, lá khô phủ gần ngập lên tới nóc. Chàng ngó quanh một lúc, rồi quay lên nhà trên. Chàng đưa tay đẩy rộng cánh cửa chính để lấy thêm ánh sáng, và bực mình thấy đám người hiếu kỳ vẫn tụ tập ngoài cổng nhìn vào. Nhưng chàng bỗng ngạc nhiên thấy một cô gái mặc bộ đồ trắng, rẽ đám người tò mò ấy, xăm xăm từ ngoài đường bước vào sân và tiến hẳn trên thềm. Cô mỉm cười gật đầu chào Lộc. Chàng ngơ ngác bước ra đón khách. Cô gái có làn da trắng muốt không son phấn, làm nổ bậc mái tóc dài đen nhánh thả xuống qua vai. Chàng vẫn nghe nói ở tỉnh lẻ có những cô gái rất đẹp và hiếu khách. Đây là lần đầu tiên chàng được tiếp xúc trực tiếp. Cô gái thản nhiên nhập đề:
- Chào ông ạ! Ông chắc mới ở Sài Gòn xuống?
Lộc gật đầu đáp:
- Vâng! xin lỗi cô là ai?
Cô gái thân mật giải thích:
- Em ở ngay đây. Đi ngang ghé vào nói chuyện với ông, vì dù sao ông cũng từ xa đến….Ông đừng lấy làm lạ là tại sao người ta kéo nhau lại nhìn ông. Không phải người ta nhìn ông đâu! người ta nhìn căn nhà này đấy. Tại căn nhà đã mấy năm nay không ai dám ở. Bây giờ bỗng thấy ông dọn vào, thì người ta tò mò.
Lộc ngắt lời:
- Tại sao không ai dám ở hả cô? À, mà quên, xin lỗi cô tên là gì? Tôi là Lộc, bác sĩ Vũ Xuân Lộc, mới về bệnh viện tỉnh. Mời cô vào nhà chơi!
can nha hoang

Cô gái đứng yên, ngần ngại nhìn vô. Lộc giục hai ba lần nữa, cô vẫn đứng tại chỗ và bảo Lộc:
- Cám ơn bác sĩ. Đứng ngoài này được rồi. Em sợ lắm, không dám vào đâu!
Lộc thấy bên hàng xóm và người ngoài đường vẫn lấm lét nhìn mình, nên chàng cười trấn an cô gái:
- Có tôi mà cô sợ gì! Mời cô vào nhà, đứng ngoài này bất tiện lắm! cô thấy đấy, bao nhiêu người theo dõi cô với tôi.
Cô gái đành miễn cưỡng bước theo Lộc. Cô đưa mắt nhìn quanh phòng khách bằng ánh mắt sợ sệt rồi bảo:
- Bác sĩ thấy không? Bụi bám đầy nhà. Nhà này bỏ hoang hơn hai năm rồi. Đúng ra là hai năm tám tháng!
Giọng cô run run khiến Lộc lại phải cười cho bớt không khí căng thẳng:
- Sao cô nhớ rõ vậy?….À, mà oti6 vừa mới hỏ, tên cô là gì?
Chàng chỉ ghế salon và nói:
- Cô ngồi tạm đây!

Phần 3:

Cô gái dè dặt ngồi ghé xuống ghế salon và đáp:
- Em là Tâm. Thanh Tâm…..thưa bác sĩ, ở đây ai cũng biết là căn nhà này bỏ trống đã hơn hai năm, chứ không phải mình em. Thì bác sĩ thấy đấy. Bác sĩ dọn vào, ai cũng ngạc nhiên!
Lộc càng thắc mắc. Chàng nhíu mày nhắc lại:
- Cô bảo không ai dám ở. Tại sao vậy cô?
Cô gái ngồi nghiêng, đầu hơi cuối xuống để suối tóc chảy dài một bên vai. cô ngẩng lên nói nhỏ:
- Tại vì người ta đồn rằng căn nhà này có ma.
Lộc càng cười lớn rồi nói cứng:
- Tưởng gì chứ ma thì tôi không sợ. Tôi chỉ sợ người thôi!
Cô gái nghiêm mặt hỏi:
- Chủ nhà không nói cho bác sĩ biết hay sao?
Lộc nhún vai:
- Không! Bà ấy có nói gì đâu! Mà dù có nói, toi6 vẫn thuê như thường! Thứ nhất là trên đời này không có ma. Thứ hai là dù có ma, thì ma cũng không đáng sợ! Ma sợ tôi chứ tôi không sợ ma!
Cô gái đứng dậy và nói:
- Nếu bác sĩ không sợ thì tốt…..Không sợ thì bác sĩ cứ ở! Em chỉ nói trước cho bác sĩ biết vậy thôi….Thoi6 em về đây. Tối rồi, em đường đột ghé vào thăm bác sĩ, vì sợ rằng bác sĩ sẽ thắc mắc tại sao thấy bác sĩ dọn vào căn nhà này mà hàng xóm cứ xúm lại nhìn!
Lộc hài lòng đáp:
- Vâng, thế thì cám ơn cô. Tôi hiểu rồi. Từ nãy đến giờ tôi cứ tự hỏi mình có cái gì lạ lắm hay sao mà ngưởi ta phải theo dõi!
Cô gái bước ra cửa và nhắc lại:
- Em chào bác sĩ, em về!
Lộc tiễn khách và nói:
- Cám ơn cô nhiều lắm, cô Thanh Tâm. Mai kia tôi dọn nhà xong, mời cô lại chơi nhé. Tôi mới về đây, chả quen ai. Nếu được cô coi như người quen, thì hân hạnh cho tôi lắm!
Cô gái bước xuống thềm và đáp nhỏ:
- Em mới là người hân hạnh….Thôi, em về. Thỉnh thoảng em sẽ gặp lại bác sĩ.
Lộc theo Thanh Tâm ra hẳn ngoài lộ. Đám người hiếu kỳ vội vàng tản mác hết. Lộc hoan hỉ đứng nhìn theo cô gái, cho đến khi cái bóng trắng nhỏ dần và khuất hẳn sau một khúc rẽ, chàng mới quay vào. Chàng phủi bụi khắp lượt, lấy khăn lau bàn ghế và quét nền xi măng bóng láng. Cái tin chàng mướn lầm căn nhà ma không làm chàng bận tâm chút nào. Chàng chỉ nghĩ đến Thanh Tâm và thầm cám ơn đời đã cho chàng cái may mắn bất ngờ ấy: người đầu tiên chàng làm quen ở miền đất lạ này lại là một cô gái thật đẹp. Quét dọn xong, chàng ra sau nhà rửa tay. Ở góc vườn phía tay trái, có một thân cây cổ thụ đã chết khô nhưng vẫn sừng sững đứng nguyên. Những nhánh cây cong queo vươn tay đan chằng chịt vào nhau, tạo thành những hình thù ma quái làm Lộc chợt thấy rờn rợn không dám nhìn. Chàng lau tay vội vã, rồi toan quay vào thì bỗng dưng cái cây khô ấy ngã ập xuống đường mương, đè lên một hàng cây nhỏ phía dưới, mặc dù lúc ấy trời không có gío. Lộc lặng người đứng ngó một lúc rồi quay gót chui vào nhà, khép cửa cài then lại. Vẫn biết đó có thể là một sự tình cờ: cái cây khô kia đã mục gốc từ lâu, và đến lúc nó phải đổ. Nhưng Lộc vẫn hoang mang linh cảm thấy căn nhà này kỳ bí lắm, nhất là từ khi cô hàng xóm Thanh Tâm tiết lộ cho Lộc biết đây là căn nhà ma từ: . Chàng cố gắng xua đuổi mọi ý nghĩ đen tối trong đầu, khoá cửa thả bộ ra phố ăn tối và mua sắm vài thứ lặt vặt, trong đó cái đèn pin là cần nhất bởi vườn sau không có điện mà phòng tắm với cầu tiêu nằm ở tuốt mãi sát đường mương cách nhà bếp đến gần trăm thước.
Lộc đi quanh một vòng thị xã, lúc trở về đã quá 9 giờ tối.Con lộ nhỏ vắng lặng không có đèn đường, thấp thóang lúc mờ lúc tỏ nhờ những ánh điện leo lét trong những căn nhà hai bên hắt ra, bị che lấp bởi từng lùm cây dày đặc. Lộc rọi đèn pin, bật đèn phòng khách. Hai ngọn đèn tròn đã đứt mất một bóng giữa trần, chỉ còn một ngọn gắn trên vách, toả ánh sáng vàng úa xuống cái bàn gỗ kê sát tường. Lộc ngồi vào bàn, mở va-li đặt mấy cuốn sách y khoa bên cạnh, rồi lấy giấy bút viết vội lá thư để sáng mai gửi về thành phố, thông báo địa chỉ cho gia đình. Một cơn gió bất ngờ thổi ập đến, làm cánh cửa gỗ đang khép hờ mở tung ra. Lộc giật mình đứng dậy khép cửa cài then, rồi trở lại bàn cặm cụi viết. Mới được vài hàng thì chàng bỗng cảm thấy như có một luồng hơi lạnh ở sau lưng, rọi thẳng vào ót rồi lan nhanh xuống xương sống làm chàng rùng mình. Như một phản xạ tự nhiên, chàng buông bút, vòng cánh tay ra phía sau xoa gáy. Chờ một lúc, hơi lạnh tan đi, chàng lại viết tiếp. Nhưng chỉ được một phút chàng lại thấy dường như có một sức mạnh vô hình nào đó bắt chàng phải quay lại sau lưng, vì hình như có ai đang đứng nhìn mình! Bấy giờ chàng mới nhớ ra những lời dặn của Thanh Tâm:
- Nhà này có ma, không ai dám ở! Bỏ hoang đã hai năm, tám tháng!

Phần 4:

Chàng không tin! chẳng lẽ giữa khu dân cư đông đúc này mà lại có căn nhà ma. Nhưng chắc là ít ra có một điều bí mật nào đó trong căn nhà này, dù không phải là ma. Bởi nếu không thì hàng xóm đâu có kéo đến nhìn chàng bằng ánh mắt sợ sệt lúc chiều. Và nhất là Thanh Tâm, cô gái tỉnh lẻ hiền lành kia đâu có phải tội nghiệp chàng mà tìm đến thông báo cho chàng biết trước. Nghĩ thế, Lộc nín thở quay phắt lại! Dĩ nhiên là không có gì! vẫn bộ salon nằm im lìm. Vẫn cái tủ đen với bát nhang lạnh lẽo trên nóc. Lộc nắm chặt bàn tay, đấm nhẹ xuống sàn và tự cười mình:
- Hoá ra mình cũng sợ ma à! Nhảm nhí!:Làm gì có ma!
Chàng mỉm cười vá tiếp tục viết. Nhưng rõ ràng sau lưng chàng lại có sự thôi thúc mãnh liệt và dường như có cả tiếng kêu nho nhỏ, tòan là những âm thanh lạ lùng lắm, như tiếng người sắp chết đuối kêu cứu từ rất xa, lẫn vào tiếng nước chảy của dòng sông cuồn cuộn. Rồi chỉ một phút sau, tiếng người tiếng nước đều ngưng hẳn để đổi sang loạt âm thanh rin rít như những móng tay ai cào mạnh trên sàn gỗ. Lộc quăng bút và bất ngờ quay phắt lại. Chàng nghĩ nếu có ma, thì con ma sẽ không kịp biến hình. Chàng sẽ nhìn thấy nó! Nhưng vẫn chẳng có gì! Chàng đứng dậy, cầm cái đèn pin vừa mua, bật sáng, rọi quanh mọi ngóc ngách trong căn nhà. Rồi chàng mạnh dạn bước vào buồng ngủ và xuống tận nhà bếp. Trong nhà có ngọn đèn nào, chàng bật lên hết. Chàng lên nhà và cười khẩy tự trách:
- Chỉ lo vớ vẩn! Ma với qủy cái gì! Cái cô Thanh Tâm lắm chuyện này, tự dưng làm mình bị ám ảnh!
Lộc tắt đèn pin, ngồi vào bàn viết. Ngoài sân, chợt có tiếng mèo kêu vang lên giữa bóng đêm vắng lặng, như tiếng trẻ con khóc não ruột. Một lúc rồi tất cả đều trở lại im bặt. Lộc cố xua đi mọi ý nghĩ hoang mang, tập trung vào ngòi bút và chỉ nghĩ đến gia đình ở Sài Gòn. Những cảm giác rờn rợn vẫn lởn vởn trong trí Lộc, và sự thôi thúc sau lưng mới lúc nãy biến mất bây giờ lại trở về vây hãm toàn thân chàng. Ngồi quay mặt vào vách, Lộc cảm thấy chắc sau lưng đang có người nhìn mình. Hay là qủa thật có những hồn ma từ cõi âm hiện về như mẹ chàng bảo. Hoặc là căn nhà này quả thật có ma như lời Thanh Tâm kể? Hèn gì bà chủ nhà chiều nay đưa chàng lại đây, đã có những cử chỉ dáo dác như bỏ chạy sau khi nhận tiền mà lúc đó chàng không để ý! Còn đang ngẫm nghĩ thì lại nghe tiếng móng tay cào trên mặt gỗ từ từ lớn dần, rõ dần. Chàng cầm đèn pin, bật lên rồi từ từ xoay người lại, quét vội vạch sáng khắp phòng. Tim Lộc bỗng thắt lại, và chàng kinh hãi muốn hét lên vì rõ ràng cái hòm gỗ đen nằm ở sát vách, tuy vẫn đóng chặt, nhưng có mấy ngón tay trắng toát thò ra, mấp máy ở gần ổ khóa, vùng vẫy như muốn đẩy tung nắp hòm lên!
Lộc rón rén đứng dậy tại chỗ, nín thở dụi mắt, rồi rọi đèn vào thẳng ổ khóa của cái hòm, thì mấy ngón tay kia đã biến mất rồi! Tim chàng đập thình thịch! Như vậy có nghĩa là làm sao? Cảnh tượng vừa rồi, mấy ngón tay từ trong hòm thò ra, chỉ là ảo giác hay quả thực có người nào đang nằm trong rương, cố gắng đẩy nắp rương để chui ra? Đắn đo một chút, Lộc lấy lại bình tĩnh, từ từ tiến lại, đèn pin vẫn bật sáng chiếu thẳng vào cái hòm kỳ bí. Khi còn cách khoảng cái hòm khoảng một thước, chàng dừng lại, cầm cái cán chổi, chọc mạnh vào ổ khóa. Ổ khoá tuy chưa bóp lại, nhưng móc vào khuy, rõ ràng nắp rương đóng chặt, không thể thò bàn tay lọt ra ngoài được! Nghĩa là cảnh tượng vừa rồi chỉ là tưởng tượng do trí óc sợ hãi mà sinh ra.
Chàng đứng yên suy nghĩ. Hay là trong cái hòm này có người chết đã lâu, bây giờ chỉ còn bộ xương khô? Chàng lấy cán chổi gõ mấy cái trên mặt hòm, rồi nín thở bước thêm bước nữa lại gần. Chàng len lén ngồi xuống, hồi hộp tháo ổ khoá ra. Tháo xong, chàng lùi lại đứng yên vài giây rồi gồng mình lấy can đảm mở bật nóc hòm lên. Tiếng bản lề lâu ngày han rỉ kêu kèn kẹt. Nắp hòm bật tung lên. Không có gì trong đó! Chiếc hòm trống rỗng, lộ ra lớp gỗ mộc để nguyên không sơn phết! Chàng thở mạnh kết luận: mấy ngón tay thò ra lúc nãy chỉ là ảo giác chứ không có thật! Nhưng lạ một điều là, khi nắp hòm vừa bật lên, thì một luồng hơi lạnh buốt toát ra, phà vào mặt chàng khiến chàng phải lùi lại, đồng thời bao nhiêu bóng đèn trong nhà đều phụt tắt và con mèo đen từ nóc tủ lao vút xuống phía chàng, kêu thét lên trước khi biến mất vào gầm giường

Phần 5:

Lộc đứng tim, muốn ngất xỉu. Cả căn nhà ngập trong bóng tối, may mà ngọn đèn pin le lói chiếu thẳng vào đáy hòm. Lộc nhìn kỹ từng góc cạnh, rồi với tay đậy nắp hòm lại. Lập tức đèn trong nhà sáng lên như cũ: đầu óc chàng vốn nặng tính khoa học mà giờ này, trước nhữngvhiện tượng không giải thích nổi, Lộc đàng phải ngờ ngợ tin rằng quả thật căn nhà này có ma. Ngày mai chàng sẽ hỏi thăm Thanh Tâm, tìm gặp nàng và năn nỉ nàng kể cho nghe đầu đuôi những gì đã xảy ra trong ngôi nhàkỳ bí này. Chàng đoán là Thanh Tâm biết rõ hoặc ít ra nàng nghe người ta kể lại, và chàng lấy làm tiếc đáng lẽ chiều nay chàng đã phải hỏi rồi, nhưng bởi tánh ương ngạnh không tin chuyện ma, nên khi nghe Thanh Tâm nói chàng chỉ cười khẩy, tỏ ý khinh bỉ! Chàng cầm đèn oin ra sau bếp, tìm một ly nước vì cổ họng đang khát khô như người lên cơn sốt. Rồi chàng lên nhà, trở lại bàn viết. Ngang qua cái hòm đen, chàng dừng lại lột chút và toan mở thử lần thứ hai xem cái ngọn đèn trong nhà có phụt tắt nữa hay không. Nhưng chàng lưỡng lự, đăm đăm nhìn rồi lại ngần ngại bỏ sang bàn viết.
Lộc vén tay áo nhìn đồng hồ: đã quá nửa đêm. Không gian hoàn toàn vắng lặng, không một tiếng bước chân người ngoài đường. Tiếng radio vang vọng lúc nãy từ một căn nhà xaxăm nào đó, giờ này cũng im bặt. Chỉ có tiếng gió thổi xào xạc qua khóm lá quanh nhà, từng cơn phần phật như vũ bão rồi lại nhẹ hẳn đi, rì rào như sóng vỗ êm đềm. Lộc cầm bút lên, viết nốt lá thư đang dở. Nhưng chỉ được mấy phút, sau lưng chàng dường như lại thấy một luồng hơi giá buốt thổi vào ót làm chàng dựng tóc gáy lên. Và tiếng móng tay cào trên sàn gỗ nghe rõ mồn một. Lộc quay phắt lại, nhìn ngay cái hòm đen và chàng giật thót người đánh rơi cây bút xuống đất: rõ ràng cái nắp hòm vừa kênh lênh một chút, và vẫn cái bàn tay trắng xanh thò ra, mấy ngón tay ngo ngoe vẫy gọi chàng đến gần. Chàng dụi mắt nhìn lại cho kỹ, thì ra bàn tay không còn nữa.
Chàng thốt nhớ đến câu chuyện đã đọc trong sách của Thế Lữ: một người âm mưu giết bạn mình để lấy gia tài, bạn chưa chết nhưng nhất định ấn vào hòm, đóng đinh lại. Người bên trong vùng vẫy, bật được nắp hòm lên và chui ra giết lại người bạn phản phúc, bỏ vào hòm! Lộc choáng váng liên tưởng đến cái hòm sau lưng mình, và chợt hình dung ra một cảnh giết người tương tự như vậy. biết đâu cái hòm kia, sau lưng chàng, chẳng từng đựng xác ai trong đó, và oan hồn đêm nay hiện ra với chàng, như đã từng hiện ra với nhiều trước đây, khiến không ai dám ở trong căn nhà này! Nếu đúng như thế thì mai này chàng sẽ phải quăng bỏ cái rương, hoặc tốt nhất là đem đốt đi. Với người Phật Giáo, thì cúng kiếng cho linh hồn siêu thoát. Còn chàng theo đạo, thì xin lễ nhà thờ cầu cho linh hồn người đã khuất, đồng thời đón cha đến rảy nước thánh làm phép căn nhà này để trừ tà. bất giác Lộc thò tay vào túi và chợt hối hận không mang theo cỗ tràng hạt có tượng thánh giá để treo lên trần.
can nha hoang

Lộc nhặt cây bút lên, định viết tiếp. Nhưng không viết nổi. Trí óc chàng bây giờ hoàn toàn bị chi phối bởi cái hòm và những ngón tay thò qua khe, vẫy gọi chàng. Chàng có cảm tưởng hễ hễ mình quay lại nhìn thì bàm tay biến mất. Nhưng hễ chàng xoay lưng đi thì mấy ngón tay lại thò ra. Chàng đứng dậy tính xem nên làm gì. Để cái hòm lù lù trong nhà đêm nay, thì chàng sẽ không thể nào ngủ nổi. Hay là lôi nó ra quăng ngoài sân? Hoặc giản tiện hơn là lấy cái mền trùm lên, coi như không có nó trong nhà. Giờ này thì chàng tin chắc cái hòm mờ ám kia phải liên quan đến một cái chết thảm lhốc. Chàng đứng tần ngần một chút rồi vào buồng ngủ lôi ra cái chăn dày ở đuôi giường, mở tung, đem ra phủ kín lên cái hòm để chuẩn bị đi ngủ vì đêm đã quá khuya. Làm xong, chàng để nguyên mọi ngọn đèn sáng, và mặc nguyên quần áo lên giường buông mùng xuống. Nằm trong buồng, cách một bức vách, chàng không còn nhìn thấy cái hòm nữa.
Nhưng vừa nhắm mắt được mấy phút thì ở ngoài, tiếng móng tay cào trên sàn gỗ lại vang lên nho nhỏ rồi cứ thế mà lớn dần, làm chàng run lên bần bật. Chàng mường tượng ra cái cảnh rùng rợn một người nào đó còn sống bị nhét vào cái hòm này, những ngón tay vẫy vùng cào cấu chung quanh để thóat ra mà thoát không nổi, đành chết ngộp trong đó. Nhớ lời mẹ dặn, chàng ngồi dậy đọc kinh và tự an ủi bằng lời nhận xét của mẹ chàng có lần bảo:
- Ma chỉ làm cho người ta sợ, nhưng không thể giết được người ta.
Chưa bao giờ trong đời Lộc mong trời sáng đến thế! Thời gian trôi quá chậm. Còn đến mấy tiếng đồng hồ nữa bình minh mới ló dạng. Đọc kinh xong, chàng an tâm nằm xuống và nhắm mắt quay mặt vào vách, lắng tai nghe ngóng. Tức thì tiếng móng tay cào gỗ lại nổi lên. Lộc ngồi bật dậy, không dám nằm nữa. Chàng để ý thấy, hễ chàng nhắm mắt để ngủ, thì oan hồn sẽ đánh thức chàng dậy. Như vậy chỉ còn mộtcách duy nhất là chàng ngồi thức trắng đêm, can đảm nhìn thẳng vào cái hòm thì hồn ma mới không hiện hình. Chàng biết trước sáng mai vào nhà thương sẽ mệt nhừ, vừa khám bệnh vừa ngủ gật! Tính toán một lúc, chàng bước xuống giường, cầm đèn pin ra phòng khách. Chàng đứng nhìn cái hòm đăm đăm, rồi quyết định lôi nó ra sân. Chàng khom người cúi xuống, kéo tấm mền quăng lên salon, rồi quay lại nắm cái quai ở một đầu rương để lôi ra cửa. nhưng chàng không ngờ cái hòm rỗng mà nặng như có một sức nặng kéo ghì lại. Chàng cố lôi đi và chỉ mới nhích được môt chút thì cái quai sắt cũ kỹ bật tung ra làm chàng té ngửa tren sàn nhà. Chàng không bỏ cuộc, quay sang đầu bên kia, nắm cái quai còn lại, kéo lê chiếc hòm trên sàn xi măng, keu6 lên rin rít như ai oán. hì hục đến hơn nửa giờ, toàn thân mệt nhoài. Lộc mới đưa được cái rương ra ngoài, đặt trên hiên. Trời khuya thấm lạnh hơi sương. Gió bất chợt thổi mạnh, rít lên trong các tàn cây rậm rạp. Con đường trước mặt không một bóng người hay xe cộ qua lại. Lộc bước nhanh vào nhà và khép cửa, cài then cẩn thận. Đôi mắt cay cay, chàng đưa tay che miệng ngáp và lững thững vào buồng ngủ. Mọi đèn vẫn để nguyên không dám tắt. Nhìn đồng hồ đã hơn 2 giờ sáng, chàng chui vào mùng và an tâm nhắm mắt lại. Chàng đưa tay làm dấu thánh giá, cố gắng ngủ vài tiếng cho đỡ mệt vì sáng mai là ngày đầu nhận việc. Nhưng bỗng chàng giật bắn người ngồi bật dậy: ngoài nhà, tiếng cánh của từ từ mở, kêu kèn kẹt những âm thanh khô khancủa chiếc bản lề lâu ngày khô dầu mỡ. Rõ ràng Lộc đã khép chặt, cài cả hai then ngang, không ai có thể thò tay vào và mở ra được. Chẳng lẽ cái cánh cửa nặng nề ấy tự động mở! Chàng ngồi bất động trong mùng không dám bước xuống, mắt mở trừng trừng, lắng tai nghe ngóng. Im lặng một chút, rồi tiếng móng tay cào gỗ lại trở về rất gần như ngay bên tai Lộc. Mồ hoi6 Lộc vã ra như tắm. Khá lâu, chàng mới vớ cái đèn pin, rón rén chui khỏi mùng, vịn một bàn tay vào vách và thò đầu ngó ra phòng khách. Chàng buột miệng kinh hãi kêu lên:
- Lạy Chúa tôi!
Chàng thấy cánh cửa chính mở toang và chếc hòm nằm lù lù ngay giữa nhà!

Phần 6:

Chàng lặng người đứng chết cứng tại chỗ, mắt mở trừng trừng như sắp lạc thần. Tiếng móng tay cào gỗ đã im bặt. Nhưng một luồng gió lạnh thổi hắt vào làm chàng rùng mình như kẻ cô đơn lạc vô nghĩa địa một mình giữa nửa khuya để thấy chung quanh toàn là tử khí. Chàng đứng nhìn cái hòm đen một lúc, rồi men theo bức tường đi ra khép cửa lại. rồi chàng lôi cái hòm đặt lại vị trí cũ, bởi giờ này thì chàng phải tin rằng oan hồn kia không muốn ra khỏi căn nhà này. Trong lúc tuyệt vọng, chàng nhìn lên nóc tủ, hy vọng tìm được một cây nhang còn sót lại để tỏ nỗi lòng đối với người khuất mặt, như bạn bè chàng thường nói mà trước đây chàng chưa bao giờ tin. Bát nhang lạnh ngắt, chắc đã vài năm không ai thắp, màng nhện giăng dầy đặc. Cái tủ khá cao. Chàng kéo cái ghế lại và đứng lên, hy vọng trên nóc tủ còn sót cây nhang nguyên vẹn nào không. Nhưng nhang không có. Không có gì cả ngoại trừ một cái khung hình lật úp, bụi phủ dày cộm. Chàng tò mò cầm lên, lật ngửa và thổi lớp bụi đóng trên mặt kính. Rồi chàng bật đèn pin để xem cho rõ mặt người trong bức hình trắng đen ấy. Chàng thảng thốt kêu lên một tiếng hãi hùng, rồi mất thăng bằng lạng quạng từ trên ghế té xuống đất. Trong hình, chính là cô gái chàng gặp hồi chiều trước cửa nhà. Dưới tấm hình ghi rõ:
” Nguyễn thị Thanh Tâm
Sinh năm 1951, chết năm 1970. ”
Ngồi tựa lưng vào vách một lúc khá lâu để thở. Lộc mới lấy lại phần nào điềm tĩnh, lồm cồm đứng dậy. Mồ hôi toát ra dầm đìa trên trán và hai bên thái dương, chàng cầm khung hình người quá cố, lấy giẻ lau sạch rồi dựng ngay ngắn trên nóc tủ. Chàng qùy xúông khoanh tay đọc kinh, xin Chúa cho linh hồn Thanh Tâm về nơi vĩnh cữu. Nỗi kinh sợ trong lòng giảm hẳn đi. Bây giờ thì chàng biết Thanh Tâm chết oan, hồn còn phảng phất trong căn nhà này, nên hiện về để báo cho chàng biết. Chàng xót xa nhớ lại hình ảnh Thanh Tâm chiều nay đến với chàng, nét đẹp hồn nhiên như thiên thần mà có ngờ đâu lại gặp thảm hoạ ở tuổi 19. Chàng sắp xếp mọi chi tiết đã xảy ra từ tối đến giờ và đoán chắc Thanh Tâm đã bị nhét vô cái hòm oan nghiệt kia để chôn sống. Nàng đã vẫy vùng nhưng không thoát khỏi sức mạnh của kẻ sát nhân. Nghĩ thế, Lộc đứng bật dậy làm dấu thánh giá rồi chạy lại mở nắp hòm lên, bật đèn pin rọi kỹ từng góc cạnh. Quả nhiên chàng nhận ra những vết máu còn khá rõ in hằn trên lớp gỗ mộc không sơn phết phía trong rương. Những vết máu ấy hoặc vừa mới xuất hiện cho chàng thấy, hoặc vốn đã nằm ở đó mà lúc nãy khi mở hòm lần đầu chàng không chú ý. Chàng thở dài, đậy nắp, ngước nhìn bức hình trắng đen một lần nữa và thì thầm:
- Cô Thanh Tâm ơi! Xin hãy an nghĩ đừng về nữa. Tôi đã hiểu rồi nỗi oan khuất của cô! Thôi giã từ! Cô Thanh Tâm nhé!
Rồi chàng bỏ vào buồng ngủ. Quả nhiên từ đó cho đến sáng, cảnh vật hoàn toàn bình lặng, không còn tiếng động nào đánh thức chàng trong màn đêm u tịch.
Qua mấy tiếng đồng hồ ngủ bình an trong căn nhà lạ, Lộc choàng mắt dậy thì bên ngoài mặt trời đã lên cao, nắng rọi chan hoà qua các khe hở. Lộc ngồi lên, dụi mắt và mấy giây sau mới nhớ lại trọn vẹn câu chuyện đêm hôm qua. Chàng lao vội xuống đất. Việc đầu tiên là chàng chạy ra phòng khách, nhìn lên bức hình Thanh Tâm trên nóc tủ. Người như thế sao lại chết quá sớm! Lộc bùi ngùi lắc đầu thở dài rồi quay lại nhìn chiếc hòm đem kê sát vách, từng hành hạ súôt đêm qua. Sực nhớ ra sáng nay phải trình diện nhận mhiệm sở, Lộc tạm gác chuyện nhà, ra sau đánh răng rửa mặt để chuẩn bị đến bệnh viện.
Thay quần áo xong. Lộc bước ra thềm. Toan khoá cửa thì chàng giật mình thấy cả chục người đứng lố nhố thập thò ngoài đường nhìn chàng soi mói. Ai cũng ngạc nhiên và dường như thất vọng vì sau một đêm trong căn nhà ma, chàng vẫn còn nguyên vẹn, không sức mẻ gì cả! Chàng khóa cửa rồi quay lại nhìn họ và mỉm cười. Lập tức họ tản mác ra xa, nhất là khi chàng bước xuống sân để ra đường. Bà hàng xóm đứng dưới hàng mướp, há mồm nhìn chàng ngơ ngác. Đêm qua cả nhà bà nằm yên, hồi hộp lắng nghe mà tuyệt nhiên không thấy biến cố nào từ nhà Lộc đánh thức bà dậy như người ta đồn đãi . Mà chẳng phải người ta đồn đãi. Chính mắt bà chứng kiến vài người thuê trước đây, hoặc tung cửa bỏ chạy giữa đêm khuya, hoặc sáng sớm đã phờ phạc dọn đồ ra và đi vĩnh viển. Chỉ có mình Lộc là thản nhiên như không, còn mỉm cười gật đầu chào bà nữa! Bà tò mò hỏi:
- Cậu Ba hồi hôm ngủ được không?
Lộc biết bà ta đang theo dõi mình, nên điềm tĩnh đáp:
- Dạ, được chứ Bác!

Phần 7:

Bà không biết nói gì nữa, chỉ trố mắt nhìn Lộc ngạc nhiên. Nếu thế thì bà tiếc lắm, bởi chủ nhân đã gạ bán rất rẻ cho bà mà ba không dám mua.
Lộc đến bệnh viện gần 10 giờ. Chàng vào trình diện bác sĩ giám đốc, mà đầu vẫn mang nặng hình ảnh cô gái bạc mệnh. Rất may chàng được ông cho nghỉ thêm một ngày thu xếp chỗ ăn chỗ ở. Để bù lại thì đêm nay chàng sẽ phải trực bệnh viện đêm đầu tiên, thay cho một đồng nghiệp xin nghỉ bất ngờ vì gia đình ở Sài Gòn có chuyện khẩn cấp. Lộc cám ơn rồi vội vã ra phố. Chàng không về nhà mà xhạy ngay lại tìm bà chủ nhà, có tiệm bán vải ngoài thị xã. Bà tuổi ngoài năm mươi, buôn bán lâu năm, quen biết gần hết bạn hàng ngoài chợ. Người ta theo thói quen, lấy tên tiệm để đặt tên cho chủ nhân, nên ai cũng gọi là bà Kiến An, chánh quán của vợ chồng bà trước khi di cư. Vì là người Bắc lọt vào chung sống giữa khu sinh hoạt toàn dân địa phương, nên lúc nào bà cũng phải tỏ ra vồn vã với người chung quanh. Chồng bà ngày trước là sĩ quan tiếp liệu phục vụ ngay trong tiểu khu, mới giải ngũ được hai năm, về phụ với vợ con đi giao hàng xuống các chợ quận. Nói chung thì đó là một gia đình rất thành công về mặt kinh tế.
Buổi sáng hôm ấy tiệm vải chưa có khách. Bà Kiến An đang ngồi ở chiếc bàn nhỏ sát vách bên trong, trước mâm bánh hỏi thịt quay và ly sữa đậu nành, thì Lộc lừng lững đi vào. Hôm qua từ bến xe đò, chàng có theo bà đến đây, nhưng chỉ đứng ở ngoài chờ bà vào lấy chìa khoá rồi cùng bà đến căn nhà cũ.
Vừa gắp miếng thịt quay chưa kịp đưa lên miệng thì thấy Lộc xuất hiện, bà Kiến An sợ quá, mặt tái nhợt, quăng vội đôi đũa và đứng bật dậy chờ đợi. Bà yên trí là Lộc đến để chửi bà, vì trước khi cho thuê bà đã không nói cho Lộc biết căn nhà đó có ma. Kinh nghiệm này bà đã trải qua đến ba lần: người mướn chỉ ở có một đêm rồi đòi tiền lại và bỏ đi. Huống chi dân tỉnh lẻ vốn nể người học thức, biết Lộc là bác sĩ, bà càng sợ hơn. Nhưng trái với dự đoán của bà, Lộc tiến thẳng vào, tự tiện kéo ghế ngồi đối diện rồi mệt mỏi hỏi:
- Cô Thanh Tâm là gì của bà?
Bà Kiến An há hốc mồm nhìn Lộc, khá lâu mới ú ớ hỏi lại:
- Làm sao bác sĩ biết nó?
Lộc nhắc lại bằng giọng lạnh lùng hơn:
- Cô ấy là gì của bà?
Bấy giờ bà Kiến An mới bật khóc và nói:
- Nó là con gái đầu lòng của vợ chồng tôi! Nó chết rồi, bác sĩ ơi….chết thảm lắm! Quân sát nhân nhét con gái tôi vào hòm, định đem đi thủ tiêu. Nhưng con gái toi6 còn sống, tỉnh dậy trong hòm, giãy giụa vùng vẫy, chúng nó lấy búa đập cho vỡ đầu! Khổ thân con tôi!…
Ngừng một chút, bà nức nở tiếp:
- Bác sĩ ơi! Hôm ấy trời mưa to. Cả nhà tôi đi vắng. Hai thằng chúng nó rình từ lâu rồi mà chúng tôi không biết. Đợi cả nhà đi vắng mà trời lại mưa, chúng nó mới lẻn vào ăn trộm. Trời xui đất khiến giữa lúc ấy thì cháu Tâm ở ngoài chợ về. Thế là chúng nó túm ngay lấy……
Lộc đưa tay ngăn lời bà, rồi nhắm mắt lại và thở dài. Chàng không muốn nghe nữa. Bí đát quá! Mọi phỏng đoán của chàng đều đúng cả. Diễn tiến cái chết của Thanh Tâm, chàng sẽ tìm hiểu sau. Vấn đề phải giải quyết ngay bây giờ là làm sao để linh hồn người quá cố được an nghỉ, không trở về nữa. Chàng mủi lòng nhìn bà Kiến An thương cảm. Ngay từ lúc bước vào, chàng đã ngờ ngợ đoán là bà có liên hệ ruột thịt với Thanh Tâm bởi Thanh Tâm có khuôn mặt rất giống bà. Gần ba năm nay bà đã khóc nhiều, nước mắt tưởng đã khô cạn rồi mà hôm nay lại phải trào ra vì câu hoỉ gợi nhớ của Lộc. Chàng mủi lòng nói nhỏ:
- Vâng! Tội nghiệp cô ấy xinh đẹp thế mà lại yểu mệnh!
Bà Kiến An nâng vạt áo thấm hai bên mắt, rồi mở to mắt ngạc nhiên hỏi Lộc:
- Làm sao bác sĩ biết nó? Vâng! Con bé xinh xắn phúc hậu lắm, mà trời chẳng thương! Chắc có ai kể cho bác sĩ nghe, phải không?
Chàng chưa kịp đáp thì bà quay vào gọi lớn:
- Liên ơi, dọn mâm xuống. Lấy cho bà bình trà, nhanh lên!
Lộc vội cản:
- Mời bà cứ tự nhiên. Bà vừa ăn sáng vừa nói chuyện cũng được.
Bà Kiến An đan hai bàn tay vào nhau và từ tốn nói:
- Không dám! Hay là để mời bác sĩ ăn quà luôn thể!

Phần 8:

Lộc xua tay:
- Cám ơn bà. Không dám làm phiền bà!
Chàng vừa dứt câu thì cô người làm từ căn buồng nhỏ ra dọn bàn, đồng thời đặt khay trà nóng, rót ra hai cái tách nhỏ. Chàng đỡ một ly từ tay bà Kiến An rồi trở lại câu chuyện cũ. Chàng bùi ngùi nói:
- Chẳng có ai kể với tôi cả. Chính bà còn không kể thì huống chi là người ngoài. Sỡ dĩ tôi biết cô Thanh Tâm là vì đêm hôm qua tôi gặp cô ấy!
Bà Kiến An ngồi tựa ra thành ghế, đôi mắt nhìn xa xăm rồi giòng lệ từ từ chảy xuống. Chuyện này với bà không có gì lạ. Con bà đã hiện về với nhiều người, và người nào cũng phải bỏ căn nhà ấy. Bà sụt sùi nói:
- Con tôi chết oan. Hồn chưa siêu thoát được!
Lộc điềm tĩnh bảo bà:
- Tôi vốn không tin chuyện hồn ma hiện về. Mãi hôm qua thì tôi đành phải tin. Nhưng tôi hy vọng từ nay con bà sẽ không về nữa đâu.
Bà Kiến An lại thêm một lần ngạc nhiên về câu nói của Lộc. Bà hỏi lại:
- Bác sĩ bảo sao cơ ạ! Con tôi từ nay không về nữa? Sao bác sĩ biết?
Lộc chậm rãi giải thích:
- Tôi cũng chỉ đoán thế thôi. hôm qua tôi đã thử và thấy có kết quả! Tôi đề nghị thế này: Bà với tôi đem chôn cái hòm đó đi. Tại sao đã hơn hai năm nay mà bà vẫn giữ cái hòm ấy để làm gì?
Bà Kiến An ngắt lời:
- Thưa tại vì dạo ấy cảnh sát đòi giữ cái hòm ấy lại để làm tang vật. Rồi nhà tôi cứ để đấy. Mấy lần định đem đốt đi mà rồi chả hiểu sao cứ quên!
Lộc tiếp tục ý kiến của mình. Chàng nói:
- Vâng! Bỏ đi là phải. Nhưng không nên đốt, mà nên đem chôn. Hôm qua tôi tìm thấy bức hình cô Thanh Tâm bị lật úp trên nóc tủ. Tôi đã lau sạch và dựng lại đàng hoàng rồi. không có nhang đèn gì cả, nhưng tôi đọc kinh cầu cho linh hồn cô ấy. Quả nhiên từ ấy cô ta không về nữa. Bà theo đạo Phật thì bà đón thầy đến cúng cho cô ấy. Còn toi6 là người công giáo, tôi sẽ xin lễ nhà thờ cầu cho cô ấy yên nghỉ, xong rồi tôi sẽ ở lại căn nhà của bà….
Bà Kiến An cảm động oà lên khóc lớn, rồi đứng dậy bước sang níu vai Lộc:
- Tôi không biết nói lời gì để tạ ơn bác sĩ có lòng đối với con tôi. Vâng! Bác sĩ dạy thế nào, tôi cũng xin vâng theo. Bác sĩ chờ cho một lát để tôi bảo nó đi gọi nhà tôi. Ông ấy mới ra chợ ăn hủ tíu. Để tôi cho người đi gọi ngay. Hôm nay tôi đóng cửa hiệu để lo việc cho cháu Thanh Tâm! Trăm sự nhờ bác sĩ cả!
Dứt lời bà gọi người làm, bảo chạy ngay ra chợ. Còn bà thì lên lầu thay áo dài, chuẩn bị đám tang lần thứ hai cho con gái.
Qua một ngày bận rộn trăm việc, Lộc chờ đêm đến và quả nhiên căn nhà trở lại bình thường, không còn tiếng động nào nữa. Thậm chí con mèo đen đêm hôm qua hai lần xuất hiện, tối nay cũng biến mất hẳn, không quấy rầy Lộc nữa. Bà Kiến An đem bức hình Thanh Tâm về lập bàn thờ cúng kiến cho con. Còn Lộc thì đến nhá thờ xin tượng thánh giá treo trên nóc tủ. Hàng xóm chung quanh nhìn Lộc hết sức cảm phục, kéo nhau đi theo đám tang chôn cái hòm rỗng, cả mấy chục người.
Đêm hôm sau, Lộc có ca trực đầu tiên tại bệnh viện. Chàng thấy lòng mình thanh thản vì vừa giải quyết xong được một câu chuyện khúc mắc đã mấy năm ở thị xã này, giúp cho ông bà Kiến An đỡ tủi thân mà vong linh cô Thanh Tâm cũng được yên ổn bên kia thế giới. Chàng đi một vòng bệnh viện, qua các khu điều trị chuyên môn, đọc báo cáo của y tá, chữa một vài bệnh nhân khẩn cấp rồi trở về phòng trực ngồi viết lá thư cho mẹ. Bây giờ thì rất cảm phục mẹ mình. Chàng sẽ kể tỉ mỉ câu chuyện căn nhà ma mà chàng đang ở để xác nhận với mẹ rằng mẹ chàng nói đúng: quả thực dương gian có sự hiện hữu của người từ cõi âm. Chàng coi đây là một kinh nghiệm hiếm có mà chắc sẽ chẳng bao giờ tái diễn lần thứ hai trong đời.

Phần 9:

Gần nửa đêm, khuôn bệnh viện bắt đầu lắng đọng. Người vào thăm nuôi đã ra về hết. Chàng nhờ nhân viên xuống câu lạc bộ mua cho chàng ly cà phê đá. Trong khi chờ đợi, chàng mở tờ báo cũ cách đây gần ba năm mà ông bà Kiến An vẫn giữ kỹ trong tủ, bởi tờ báo ấy có đăng bản tin ngắn về cái chết của Thanh Tâm. ” Án mạng rùng rợn: Cướp của giết người. Nạn nhân là một thiếu nữ 19 tuổi “. Báo chí VN thì thường chỉ làm được một chức năng là thông tin thôi, chứ ít có trường hợp người ký giả hay phóng viên tự nguyện lao và những cuộc điều tra rắc rối mà đôi khi đạt được hiệu quả cao hơn cả cảnh sát, như báo chí bên Mỹ. Lộc đọc lướt qua bản tin, rồi lại chăm chú nhìn lại bức hình Thanh Tâm in khá lớn bên cạnh. Vẫm là bức hình trên nóc tủ mà hôm qua chàng đã trao cho ông bà Kiến An đem về nhà lập bàn thờ. Lòng chàng lại nao nao lên một niềm xúc động khôn nguôi. Chàng gấp tờ báo, cất vào cặp để trả lại cho ông bà Kiến An. Rồi chàng lấy giấy bút trong ngăn bàn ra viết . Mẹ chàng chắc chắn sẽ ngạc nhiên vì lần đầu tiên thằng con bướng bỉnh như Lộc mà đành phải tin có ma. Nghĩ đến đây, bỗng dưng Lộc mỉm cười, ngừng bút, nâng ly cà phê uống một hớp lớn, rồi đứng dậy bước ra hành lang. Đã quá nửa đêm, sân bệnh viện không còn một bóng người. Chỉ có những ngọn đèn vàng hiu hắt trong không gian mờ mờ hơi sương. Chàng đứng một lúc cho thoáng khí, rồi quay vào phòng ngồi viết tiếp. Bỗng có tiếng gõ cửa. Chàng ngẩng lên nhướng mắt nhìn ra, nhưng không nhận rõ một cô y tá mặc áo blouse trắng đang đứng ngoài hành lang mờ tối. Cô lên tiếng:
- Xin lỗi bác sĩ!
Lộc dịu dàng nói:
- Không sao! Cô cứ vào đi. Có việc gì đấy!
Cô y tá bước hẳn vào trong, nhưng đứng sát khung cửa, dáng điệu rụt rè có lẽ vì lần đầu tiên gắp Lộc. Ở bệnh viện nào thì lâu lâu vẫn có những ông bác sĩ rất khó tính mà nhân viên cũng như bệnh nhân đều sợ. Lộc thoải mái nhắc lại:
- Có việc gì đấy cô?
Vừa nói chàng vừa chăm chú quan sát. Cô y tá còn trẻ lắm, nhưng nét mặt có vẻ xanh xao mệt mỏi như thiếu ngủ lâu ngày, hoặc có lẽ vì cô chuyên làm ca đêm. Cô nói:
- Thưa bác sĩ, bên khu nội khoa có bệnh nhân vừa mới chết. Xin bác sĩ xuống chứng nhận để chuyển qua nhà xác. Lộc gấp vội tờ giấy và đứng dậy nói:
- Vâng! Tôi xuống ngay!
Chàng mở hộc tủ. cất giấy bút vào. Cô y tá nói thêm:
- Thưa bác sĩ! Khu nội khoa, dãy A, giường số 37.
Dứt lời cô quay đi và bước nhanh theo hành lang. Lộc nâng ly cà phê uống cạn, rồi cũng tất tả ra cửa. Chàng định hỏi thăm cô y tá vài chuyện về sinh hoạt trong bệnh viện, nhưng cái dáng cao gầy của cô thoăn thoắt bước đi, mới htoáng đó mà đã xa hẳn Lộc, rồi rẽ sang dãy nhà bên phải. Lộc vào đến dãy A khu nội khoa đã thấy ở giường số 37 lố nhố dăm ba người đứng vây quanh, gồm y tá` và vài bệnh nhân hiếu kỳ bên cạnh. Thấy chàng, họ xích ra để nhường lối. Người chết đã được phủ một tấm khăn trắng kín từ đầu tới chân. Lộc đến gần, cúi xuống lật tấm vải ra để khám nghiệm lần cuối. Nhưng vừa nhìn thấy mặt người chết, chàng bật lùi lại một bước, đứng sững và suýt kêu lên thành tiếng. Vì cái người nằm chết trên giường số 37 đó là chính cô thiếu nữ mặc đồ y tá vừa sang tận văn phòng gọi chàng.

Lượt xem